Hiểu đúng về gan nhiễm mỡ cấp độ 2

Tham vấn bác sĩ
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Xuân Thành

Bác sĩ Nội Khoa

Gan nhiễm mỡ cấp độ 2 là giai đoạn giữa, là sự chuyển tiếp giữa mức độ gan nhiễm mỡ nhẹ – độ 1 và mức độ nặng – độ 3. Ở giai đoạn này, lượng mỡ tích tụ trong gan có thể lên tới 20% tổng trọng lượng lá gan. Nếu không điều trị, bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển sang giai đoạn 3 và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Sự biến chuyển của bệnh gan nhiễm mỡ thay đổi thế nào qua từng giai đoạn?

1.1. Lượng mỡ bao nhiêu được coi là gan nhiễm mỡ?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ ứ đọng quá nhiều trong gan do nhiều nguyên nhân gây ra. Lượng mỡ chiếm khoảng từ 3-5% trọng lượng gan được xem là bình thường. Tuy nhiên, khi lượng chất béo vượt ngưỡng trên thì được xem là bệnh gan nhiễm mỡ.

Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng suy gan, xơ gan thậm chí ung thư gan. Bệnh gan nhiễm mỡ có 3 giai đoạn với cấp độ nghiêm trọng tăng dần. Càng phát hiện sớm, tỷ lệ điều trị thành công cũng cao hơn.

Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ phổ biến là do bia rượu, thói quen ăn uống không khoa học. Bên cạnh đó bệnh tiểu đường, béo phì, suy dinh dưỡng, thói quen lạm dụng thuốc, lười vận động cũng tăng nguy cơ mắc bệnh.

1.2. Sự khác nhau của bệnh gan nhiễm mỡ qua từng giai đoạn

Biểu hiện và khả năng điều trị của bệnh sẽ khác nhau qua 3 giai đoạn, cụ thể như sau:

– Cấp độ 1: là giai đoạn nhẹ nên chưa có biểu hiện rõ ràng. Thỉnh thoảng người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và đau bụng không có lý do. Tuy nhiên tần suất ở mức ít nên thường bị bỏ qua.
Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn này, khả năng hồi phục hoàn toàn rất cao.

– Cấp độ 2: lúc này, lượng mỡ đã chiếm 10-20% tổng khối lượng lá gan. Biểu hiện từ mờ nhạt trở nên nổi bật, xuất hiện nhiều hơn. Người bệnh gan nhiễm mỡ cấp độ 2 thường xuyên mệt mỏi, uể oải, kèm theo chán ăn. Bên cạnh đó còn bị đau bụng nhiều, ấn tay vào vị trí gan cảm thấy đau. Khi có những dấu hiệu cảnh báo này, bệnh nhân cần đi khám ngay để được điều trị sớm. Nếu xem nhẹ và bỏ qua biểu hiện lâm sàng, bệnh sẽ diễn biến nặng và khả năng hồi phục của gan thấp hơn.

– Cấp độ 3: đây là giai đoạn cuối cùng, nguy hiểm của bệnh. Biểu hiện ở giai đoạn cuối là mệt mỏi kéo dài, chán ăn, vàng da, vàng mắt, sụt cân không rõ nguyên nhân, đau hạ sườn phải, buồn nôn và nôn. Ở giai đoạn này, mục tiêu điều trị chính là ngăn bệnh tiến triển thành suy gan, xơ gan và ung thư gan.

Gan nhiễm mỡ cấp độ 2, chức năng gan đã bắt đầu suy yếu

Khi gan nhiễm mỡ bước sang giai đoạn 2, chức năng gan đã bắt đầu bị suy yếu ít nhiều

2. Gợi ý các phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ cấp độ 2

2.1. Dùng thuốc để điều trị gan nhiễm mỡ cấp độ 2

Dùng thuốc là phương pháp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ giai đoạn 2 phổ biến. Tuy nhiên bệnh nhân cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự uống sai thuốc khiến gan tổn thương hơn.

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị gan nhiễm mỡ hiện nay là thuốc điều trị rối loạn chuyển hóa lipoprotein, vitamin E liều cao. Nhóm thuốc này có khả năng tăng cường dưỡng chất, thải độc gan, phục hồi tế bào gan đang tổn thương.

Thuốc là phương pháp điều trị hiệu quả gan nhiễm mỡ cấp độ 2

Điều trị bằng thuốc cũng là phương pháp phổ biến trong điều trị gan nhiễm mỡ giai đoạn 2

2.2. Chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với bệnh nhân gan nhiễm mỡ cấp độ 2

Để bệnh có tiến triển tích cực, bệnh nhân cần lưu ý ăn uống lành mạnh, nên có thực đơn riêng cho mình.

– Nói không với bia rượu và đồ uống có cồn: Rượu là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gan nói chung và bệnh gan nhiễm mỡ nói riêng. Nếu bệnh nhân vẫn tiếp tục uống rượu, tế bào gan nhanh chóng bị xơ hóa và gây ra suy gan, ung thư gan.

– Giảm lượng carbohydrate: tinh bột và đường là 2 nguồn carbohydrate người bệnh nên cắt giảm. Nếu nạp quá nhiều carbohydrate sẽ làm tăng đường huyết khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Cá và thịt nạc: người bệnh nên tăng cường ăn cá và thịt nạc, thịt trắng như thịt gà, ức gà tuy nhiên cũng chỉ ăn ở lượng vừa phải.

– Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu cholesterol như nội tạng động vật, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn.

– Tăng cường ăn rau xanh, củ quả giàu chất xơ và ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời nhớ uống đủ nước mỗi ngày.

– Bổ sung omega – 3: nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều omega-3 và thực phẩm chức năng để cơ thể có đủ nhóm chất này, nó sẽ giúp giảm lượng cholesterol trong máu.

– Nên hấp thu chất béo tốt từ dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu, … Tránh chế biến thực phẩm theo dạng chiên, rán nhiều dầu mỡ mà nên luộc, hấp.

– Uống các loại trà có công dụng làm mát, thải độc gan, thanh lọc cơ thể. Có thể uống trà xanh, trà bí đao, trà cà gai leo, trà bồ công anh, …

2.3. Sinh hoạt và tập luyện khoa học, điều độ, kiên trì

Bệnh nhân có thể lựa chọn một bộ môn phù hợp với sức khỏe bản thân như đi bộ, yoga, bơi, đạp xe… Nên duy trì tập 30-45 phút mỗi ngày, tần suất 3-4 lần/tuần là phù hợp. Lưu ý chỉ nên tập vừa sức, tập nặng khiến cơ thể mệt mỏi, tăng áp lực cho gan.

Bên cạnh đó người bệnh gan nhiễm mỡ cần đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc. Vì thời gian thanh lọc và đào thải chất độc là từ 23h đến 1h sáng. Do đó cần đi ngủ sâu từ 1h đến 3h sáng để chức năng gan hoạt động hiệu quả.

Bệnh nhân gan nhiễm mỡ cấp độ 2 có thể lựa chọn đi bộ

Người bệnh có thể lựa chọn đi bộ là môn luyện tập hàng ngày

3. Bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 có thể điều trị khỏi được không?

Như đã đề cập, gan nhiễm mỡ độ 2 là giai đoạn chuyển tiếp giữa mức độ nhẹ và nặng. Bệnh nhân cấp độ 2 vẫn có khả năng hồi phục như cấp độ 1 nhưng cũng cần tùy thuộc vào thời điểm phát hiện, phương pháp điều trị bệnh và sức đề kháng của mỗi người.

Xét về mức độ nguy hiểm thì gan nhiễm mỡ chưa gây nguy hiểm tới tính mạng. Nhưng nếu không điều trị sớm, thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nặng – độ 3. Nếu như vậy, bệnh sẽ khó điều trị và chức năng gan đã suy yếu nghiêm trọng.

Tóm lại, gan nhiễm mỡ có thể chữa được với điều kiện phát hiện và điều trị sớm, tuân thủ phác đồ điều trị và có phương pháp phù hợp. Do đó, ngay khi có triệu chứng cảnh báo, người bệnh cần đi khám để tăng hiệu quả hồi phục cho gan.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital