Hen suyễn là bệnh lý hô hấp mạn tính nhiều người mắc phải. Khi bệnh tiến triển nghiêm trọng, người bệnh có thể tử vong nếu không được can thiệp y tế phù hợp. Thông tin về hen suyễn triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị sẽ được giải đáp ở bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Chuyên gia lý giải hen suyễn là bệnh gì?
Hen suyễn còn có tên gọi là bệnh viêm niêm mạc phế quản mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đường thở do niêm mạc phế quản bị phù nề, tăng tiết tờm và cơ trên phế quản co thắt. Khi có tác nhân kích thích sẽ gây ra nhiều triệu chứng như:
– Ho
– Khó thở
– Thở khò khè
– Đau tức ngực
Hen suyễn là bệnh mạn tính, hiện chưa thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu được điều trị sớm và phù hợp, hen suyễn triệu chứng sẽ được kiểm soát, cải thiện tích cực.
2. Thông tin về hen suyễn triệu chứng đặc trưng
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn khá đa dạng, biểu hiện ở mỗi người khác nhau. Một số biểu hiện lâm sàng tương đồng với một số bệnh hô hấp khác. Sau đây là thông tin triệu chứng của bệnh mà mỗi người cần biết để có hướng xử trí phù hợp:
2.1. Hen suyễn triệu chứng ho vào ban đêm
Ho là phản ứng khi cơ thể muốn đẩy các chất bài tiết, dị nguyên từ môi trường như khói bụi, lông, phấn hoa, … ra bên ngoài. Ho có thể là nguyên nhân từ các bệnh nhiễm khuẩn xoang mũi, cảm lạnh, … nhưng nếu tình trạng ho kéo dài và xảy ra vào ban đêm thì cần lưu ý vì đây có thể là triệu chứng của hen suyễn.
2.2. Thở khò khè
Khi thở phát ra những âm thanh không bình thường được coi là dấu hiệu điển hình của hen suyễn. Không khí đi qua phổi bị cản trở do ống phế quản đang bị phù nề sẽ khiến người bệnh thở khó, thở khò khè,
2.3. Hen suyễn triệu chứng bao gồm hơi thở nhanh, khó thở
Đường thở bị thu hẹp gây ra triệu chứng khó thở, thở nhanh, thở gấp. Những triệu chứng trên trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh vận động nặng như leo cầu thang, chạy, tập thể dục nhiều giờ, …
2.3. Đau thắt ngực
Người bệnh hen suyễn thường xuyên có cảm giác ngực bị đè nặng khó chịu. Bên cạnh đó, họ có dấu hiệu mặt nhợt nhạt, đổ nhiều mồ hôi, cơ thể mệt mỏi uể oải do cơ thể không được cung cấp đủ oxy.
Trên đây là một số thông tin về hen suyễn triệu chứng thường gặp. Tuy nhiên ở mỗi người bệnh, dấu hiệu bệnh sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
– Có hoặc không có dấu hiệu xuất hiện đồng thời.
– Cơn hen bị gián đoạn ở người này nhưng với người khác lại xảy ra liên tục.
– Một số người chỉ bị hen vào một số thời điểm nhất định.
3. Biến chứng của bệnh hen suyễn với người bệnh
3.1. Ảnh hưởng đến cuộc sống
Bệnh hen suyễn có thể tái phát thường xuyên, biểu hiện đặc trưng là những cơn ho dai dẳng khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ kéo dài. Tình trạng này khiến chất lượng công việc, học tập suy giảm, các mối quan hệ xung quanh cũng bị ảnh hưởng.
3.2. Nguy cơ tử vong và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng
Bệnh hen suyễn có thể gây tử vong dù tỷ lệ thấp hơn so với các bệnh mạn tính khác. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan, chậm trễ trong điều trị, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, áp dụng các phương pháp kiểm soát cơn hen thì sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
– Khí phế thũng
– Suy hô hấp
– Ngừng hô hấp kèm tình trạng tổn thương não
– Xẹp phổi
4. Gợi ý cách phòng ngừa và điều trị bệnh hen suyễn an toàn
4.1. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Bệnh hen suyễn có thể khởi phát do tác động của một số loại thuốc như:
– Aspirin
– Thuốc giảm đau không steroid
– Thuốc điều trị cảm cúm
Do đó, khi sử dụng thuốc để điều trị với bất kỳ một bệnh lý nào đó, người bệnh cần thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán, tư vấn loại thuốc phù hợp. Tuyệt đối tránh việc tự ý mua thuốc, uống thuốc theo đơn của người khác sẽ gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe.
4.2. Hạn chế tối đa tiếp xúc với các tác nhân gây hen suyễn
Lưu ý các tác nhân thường gặp gây ra bệnh hen suyễn gồm:
– Vật nuôi
– Gián
– Cây trồng
– Phấn hoa
– Ẩm mốc
– Khói thuốc
– Hóa chất
– Thức ăn (một số loại)
Cách phòng ngừa và điều trị an toàn là tránh xa các tác nhân gây bệnh này, cụ thể:
– Tránh tiếp xúc với lông vật nuôi: nếu thuộc nhóm dễ bị hen suyễn, bạn nên tránh tiếp xúc với lông các loại thú cưng để bảo vệ bản thân.
– Đeo khẩu trang khi ra ngoài: không khí hiện nay ở nhiều thành phố ở nước ta bị ô nhiễm nặng nề. Do đó, để tránh xa khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại, bạn cần sử dụng khẩu trang khi ra ngoài, khi tham gia giao thông.
– Hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng: tôm, cua, đồ chiên nướng, rượu bia, … là các thực phẩm dễ gây dị ứng. Những người có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cần cẩn trọng khi ăn các món ăn này.
– Dọn dẹp nhà cửa đều đặn: thường xuyên lau dọn nhà cửa, hút bụi, thay chăn ga gối đệm, … để tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng. Đây là một trong những cách loại bỏ tác nhân gây bệnh hen suyễn cùng nhiều bệnh lý khác mà chúng ta nên thực hiện đều đặn.
4.3. Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh
Không khí lạnh là một trong những yếu tố kích thích các đợt hen suyễn cấp và các bệnh hô hấp khác. Khi thời tiết giao mùa hoặc trở lạnh, bạn nên giữ ấm cơ thể đặc biệt ở vùng đầu, cổ để giữ gìn sức khỏe hô hấp.
4.4. Thực hiện tầm soát hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
Cách tốt nhất để chẩn đoán chính xác bệnh hen suyễn là thực hiện tầm soát hen và bệnh COPD. Khi thực hiện tầm soát, người bệnh sẽ được chỉ định thăm khám lâm sàng cùng chuyên khoa hô hấp, chụp X-quang phổi hoặc chụp CT, đo chức năng hô hấp và xét nghiệm công thức máu,… để kiểm tra tình trạng của hệ hô hấp.
Trên đây là một số thông tin về bệnh hen suyễn triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa hiệu quả. Chuyên gia lưu ý mỗi người nên chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo để có cách chăm sóc sức khỏe phù hợp và thực hiện thăm khám, điều trị kịp thời.