Gối ngồi cho người bệnh trĩ là một phát minh hỗ trợ bệnh nhân trĩ khi ngồi lâu, giúp giảm cơn đau do búi trĩ (nhất là búi trĩ to và sa ra ngoài) gây ra khi tiếp xúc với bề mặt cứng. Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu về đặc điểm của loại ghế này, cũng như những điều bệnh nhân cần lưu ý nếu không muốn trĩ nặng lên.
Menu xem nhanh:
1. Gối ngồi dành cho bệnh nhân trĩ có những đặc điểm gì?
1.1. Bệnh trĩ và những nỗi ám ảnh thầm kín
Bệnh trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch hậu môn giãn ra quá mức, sự giãn nở này khiến các búi trĩ xuất hiện. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, song hầu hết bệnh nhân trĩ đều rất phiền toái và ám ảnh bởi những biểu hiện của bệnh:
– Đi ngoài ra máu: Triệu chứng phổ biến nhất là đi ngoài ra máu, thường là máu đỏ tươi.
– Luôn có cảm giác mót rặn và nặng ở hậu môn.
– Đau rát hậu môn: Cảm giác này có thể chỉ xuất hiện một lần trong và sau khi đi vệ sinh hoặc có thể tiếp tục âm ỉ trong suốt ngày, đặc biệt là khi ngồi, ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động hàng ngày của người bệnh.
– Đặc trưng của bệnh trĩ là các búi trĩ, sa ra ngoài theo độ nặng (đối với búi trĩ nội) hoặc phát triển kích thước gây nghẹt hậu môn, khó khăn trong đại tiện (đối với trĩ ngoại)
Các búi trĩ thường gây đau đớn và vướng víu, do vậy nhiều bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ngồi trên các bề mặt cứng. Bởi vậy, gối ngồi cho người bệnh trĩ đã ra đời như một “cứu cánh” cho bệnh nhân, đặc biệt là với những người có công việc đặc thù là ngồi trong thời gian dài.
1.2. Yếu tố gây tăng nguy cơ bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ thường do áp lực hậu môn hoặc trực tràng, áp lực này khiến máu ứ đọng trong các tĩnh mạch tại đây, khiến chúng sưng. Một số điều kiện có thể dẫn đến vấn đề này bao gồm:
– Ngồi quá lâu, đứng nhiều do đặc thù công việc
– Táo bón liên tục nhưng không có biện pháp ngăn chặn. Táo bón thường do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, thừa đạm, nhiều đồ ăn cay nóng,…
Nguy cơ mắc bệnh trĩ của một người còn có thể tăng lên bởi một số yếu tố sau: Tuổi tác tăng lên kèm theo nguy cơ bệnh trĩ tăng lên, phụ nữ mang thai và sinh con, tình trạng béo phì,..
2. Gối ngồi cho bệnh nhân trĩ: Những điều cần biết
2.1. Gối ngồi cho người bệnh trĩ có những đặc điểm như thế nào?
Sản phẩm gối ngồi này chuyên dùng cho người bị bệnh trĩ, ngoài ra bệnh nhân bị đau xương cụt cũng có thể sử dụng. Chúng được thiết kế dạng tròn có lỗ rỗng ở giữa giúp cách ly phần hậu môn với mặt ghế ngồi. Nhờ đó, búi trĩ không bị cọ xát trực tiếp lên bề mặt cứng. Có thể dùng gối khi làm văn phòng, khi lái xe,…
Công dụng của gối ngồi cho bệnh nhân trĩ chính là tránh chèn ép gây đau cho hậu môn và búi trĩ do thiết kế lỗ rỗng trung tâm gối. Ngoài ra, loại gối này còn có tác dụng giảm ứ trệ máu lên hậu môn do hậu môn ít chịu tác động lực lớn, giúp hạn chế tình trạng bệnh trĩ tăng nặng lên.
Bên cạnh đó, một số gối ngồi có dạng giống chiếc bánh donut, với bề mặt dạng nửa cong nửa thẳng có thể giúp phân tán lực lên hậu môn trực tràng.
2.2. Có thể lựa chọn gối ngồi cho người bệnh trĩ như thế nào?
Hiện nay, có rất nhiều nơi bán gối ngồi cho người bị bệnh trĩ. Bệnh nhân có thể tham khảo các địa chỉ bán trên internet hoặc tại các cửa hàng. Việc lựa chọn gối ngồi cần lưu ý những điều sau:
– Bệnh nhân trĩ nên tham vấn ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng gối.
– Cần lựa chọn nơi bán gối uy tín, chất lượng để không mua phải những sản phẩm có chất lượng không cao.
– Về chất liệu của gối, ưu tiên lựa chọn những loại có độ đàn hồi cao, chịu lực tốt và ít bị xẹp sau thời gian sử dụng. Cao su non là một lựa chọn khá lý tưởng nếu bệnh nhân muốn sử dụng gối trong thời gian dài vì chất liệu này khá bền và đàn hồi, cứng cáp.
– Nên chọn loại gối có vỏ tách với ruột để dễ dàng làm sạch sau thời gian sử dụng.
– Nên thử trước và chọn được gối với dáng phù hợp với cơ địa của bản thân.
– Bệnh nhân trĩ nên lưu ý thêm: Cần thăm khám và điều trị bệnh trĩ để bệnh nhanh khỏi, hạn chế việc phải dựa vào các công cụ hỗ trợ như gối ngồi cho bệnh nhân trĩ.
3. Làm thế nào để bệnh trĩ không nặng lên?
Bệnh nhân có thể tham khảo những biện pháp sau để giảm nguy cơ bệnh trĩ nặng lên và gây ra nhiều phiền toái:
3.1. Thay đổi chế độ ăn uống – Duy trì thực đơn lành mạnh
– Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ tham gia trữ nước trong ruột, đồng thời cải thiện tình trạng táo bón, giúp bạn tránh được những đau đớn khi đại tiện. Do vậy, bạn nên tăng lượng chất xơ bằng cách bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, ngũ cốc xay, đậu phụ, quả chín, các loại khoai…
– Ngoài ra, bệnh nhân trĩ có thể sử dụng những loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ nhuận tràng như: Khoai lang, chuối, đậu bắp, rau mồng tơi, rau dền, bột yến mạch,.. Thêm chúng vào các bữa ăn để có thể đại tiện dễ dàng hơn, hạn chế đau đớn và áp lực lên búi trĩ.
– Bệnh nhân cũng có thể bổ sung thêm nhóm thực phẩm cung cấp các lợi khuẩn như: dưa chua, hành kiệu muối, sữa chua uống, sữa chua ăn,.. Các thực phẩm này có chứa các lợi khuẩn cũng giúp dễ nhuận tràng, giảm táo bón.
– Hãy uống đủ nước và hạn chế các thực phẩm khó tiêu, gây táo bón, đồ ăn cay nóng,..
3.2. Chế độ vận động hợp lý cho bệnh nhân trĩ
Ngoài thay đổi chế độ ăn uống, bệnh nhân cần tăng cường vận động thể dục thể thao để giúp tuần hoàn lưu thông, giảm ứ trệ máu lên hậu môn khiến trĩ nặng thêm. Đồng thời, việc vận động sẽ hạn chế thời gian ngồi lâu một chỗ.
Bệnh nhân có thể đi bộ, tập những động tác yoga nhẹ nhàng không tác động mạnh đến hậu môn. Ngoài ra, có thể đi lại nhẹ nhàng sau mỗi vài tiếng làm việc và tập bài tập cực đơn giản mà hữu ích như kegel hậu môn.
Bên cạnh đó, bệnh nhân trĩ cần thăm khám bác sĩ để được điều trị hiệu quả và an toàn.
Trên đây là những thông tin về gối ngồi cho người bệnh trĩ cũng như những tips giúp bạn hạn chế nguy cơ bệnh trĩ nặng lên. Nên thăm khám và điều trị sớm để chấm dứt nhanh chóng những phiền toái mà bệnh trĩ gây ra.