Bệnh trĩ là căn bệnh cực phổ biến và có thể xảy ra ở rất nhiều đối tượng. Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu bệnh trĩ thường ở độ tuổi nào, cách phòng tránh và điều trị căn bệnh này sao cho hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh trĩ và những điều cần biết
1.1. Bệnh trĩ – định nghĩa và phân loại
Bệnh trĩ xảy ra khi các tĩnh mạch hậu môn trực tràng bị giãn nở quá mức hình thành nên các búi trĩ. Các chuyên gia phân tích về cơ chế bệnh sinh của bệnh trĩ như sau.
Về cơ học, bệnh trĩ là hệ quả của việc các tĩnh mạch giãn ra do tăng áp lực cơ học quá mức lên hậu môn- trực tràng, từ đó dẫn đến hiện tượng bị bệnh trĩ
Về mạch máu, bệnh trĩ là hệ quả của sự tuần hoàn không ổn định, dẫn tới ứ trệ máu tại các tĩnh mạch hậu môn. Các tĩnh mạch này phình to ra hình thành nên các búi trĩ.
Bệnh trĩ được chia thành 2 loại bệnh thường gặp là bệnh trĩ nội và trĩ ngoại.
Bệnh trĩ nội
Đây là hiện tượng các búi trĩ nằm bên trong ống hậu môn, bên trên đường lược. Búi trĩ có xu hướng sa ra ngoài mỗi khi bệnh nhân rặn đại tiện. Chính vì vậy, các cấp độ của trĩ nội cũng được chia theo độ sa của búi trĩ. Trĩ nội chia thành 4 cấp tăng dần: trĩ nằm bên trong hậu môn- thi thoảng sa ra ngoài nhưng tự co vào- sa ra ngoài cần dùng tay đẩy mới vào- nằm hoàn toàn bên ngoài hậu môn.
Bệnh trĩ ngoại
Khác với trĩ nội, trĩ ngoại nằm hoàn toàn bên ngoài hậu môn ngay từ đầu, gây đau đớn và khó chịu hơn cho bệnh nhân. Bệnh trĩ ngoại cũng được chia thành 4 cấp độ, tăng dần theo mức độ: hình thành búi trĩ- tăng kích thước búi trĩ- sa trĩ nghẹt hậu môn- hoại tử, viêm nhiễm búi trĩ.
Ngoài ra, bệnh trĩ hỗn hợp là tình trạng khi búi trĩ nội sa ra ngoài và kết thành búi với trĩ ngoại.
1.2. Nguyên nhân của bệnh trĩ và các biểu hiện thường gặp
Các nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh có thể “điểm mặt” như sau:
– Bị trĩ do thiếu hụt chất xơ do không đủ rau xanh, hoa quả, uống không đủ nước, ăn đồ cay nóng dẫn đến táo bón.
– Bị bệnh táo bón kéo dài mà không tìm cách điều trị. Táo bón gây ra rất nhiều áp lực lên tĩnh mạch hậu môn và trực tràng bởi người bệnh phải rặn mạnh để đại tiện. Ngoài ra, bị trĩ do thói quen đi đại tiện lâu, rặn nhiều khi đại tiện
– Thói quen ít vận động, thường xuyên ngồi lâu một tư thế, thường là dân văn phòng. Ngoài ra mang vác nặng kéo dài cũng gây ra bệnh trĩ.
– Phụ nữ mang thai, quá trình sinh nở, người bệnh bị béo phì.
Biểu hiện điển hình của bệnh trĩ là ngứa ngáy, đau rát hậu môn, hậu môn nhớp nháp chảy dịch, búi trĩ sa ra ngoài gây đau đớn khó chịu. Ngoài ra bệnh nhân bị chảy máu khi đi đại tiện, lượng máu tăng dần đến mức ra theo cả tia.
2. Bệnh trĩ và những độ tuổi thường gặp
Mọi độ tuổi đều có thể mắc trĩ, tuy nhiên, có những độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh trĩ cáo hơn thông thường như sau:
2.1. Bệnh trĩ thường ở độ tuổi nào: Độ tuổi trung niên từ 45 – 65
Theo các thống kê, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ trong trong độ tuổi từ 51- 60 chiếm tới 74,1% trong tổng số bệnh nhân bị bệnh trĩ. Trong đó, tỷ lệ người mắc bệnh sau tuổi 60 lên tới 75,5%. Ngoài ra, độ tuổi từ 45, nhiều người bị bệnh trĩ bởi giai đoạn từ trung niên trở đi, hệ thống hậu môn – trực tràng lão hóa. Các cơ giảm khả năng đàn hồi và suy yếu. Ngoài ra, người già thường bị táo bón do nhu động ruột giảm dần.
Ngoài ra, như ta biết, độ tuổi tăng dần, bệnh nhân cũng rất dễ mắc các bệnh xương khớp, bệnh tuổi già, do đó việc vận động trở nên khó khăn hơn. Nhiều người bị bệnh trĩ do ít vận động, sức khỏe suy yếu.
2.2. Bệnh trĩ thường ở độ tuổi nào: Người trẻ càng ngày càng nhiều nguy cơ bị trĩ
Thông thường, những người trong độ tuổi từ 20 trở đi có sức khỏe tốt, cơ thể vận hành ở trạng thái ổn định. Đáng lẽ đây không không phải là nhóm tuổi dễ mắc trĩ.
Mặc dù vậy, bệnh trĩ dần trẻ hóa do càng ngày có càng nhiều người trẻ mắc bệnh. Nguyên nhân là do thói quen ăn uống thiếu khoa học: ăn nhiều đạm, ăn nhiều đồ ăn nhanh, các đồ chiên rán dầu mỡ, đồ ăn cay nóng ,.. và đặc biệt là uống nhiều rượu bia. Tỷ lệ người trẻ béo phì cũng tăng nhanh, kèm theo đó là tiềm năng mắc bệnh trĩ cực kỳ cao.
Ngoài ra, một số bệnh nhân trĩ còn mắc bệnh bởi thói quen ít vận động, hoặc do tính chất công việc yêu cầu ngồi quá lâu như: làm văn phòng, làm tài xế công nghệ, shipper, lập trình viên,…
3. Phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ cho mọi độ tuổi
3.1. Phòng ngừa bệnh trĩ
Tất cả các đối tượng và mọi độ tuổi nên áp dụng những cách phòng ngừa bệnh trĩ như sau:
– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ, hạn chế dung nạp quá nhiều đạm, các chất béo từ đồ ăn nhanh. Ngoài ra, bổ sung thực phẩm có tính chất nhuận tràng như khoai lang, thanh long, đậu bắp,…
– Cân đối chế độ làm việc, chú trọng việc vận động đặc biệt là vận động xen kẽ trong khi phải ngồi quá lâu. Có thể áp dụng những bài tập nhẹ nhàng, các động tác cơ bản hoặc thậm chí là đi bộ khoảng 5 phút sau vài tiếng làm việc.
– Cần hạn chế những thói quen xấu dẫn đến bệnh trĩ như rặn quá mạnh khi đi vệ sinh, ngồi quá lâu khi đi đại tiện, dùng điện thoại khi đại tiện,..
3.2. Điều trị bệnh trĩ
Bệnh trĩ là căn bệnh có thể chữa khỏi được nhưng cần đến sự thăm khám, điều trị từ các bác sĩ. Bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và chỉ định điều trị kịp thời.
Bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, cấp độ 1,2 có thể được điều trị nội khoa. Các bác sĩ sẽ kê thuốc và hướng dẫn cách sử dụng. Về cơ bản, các loại thuốc này hạn chế sự phát triển của búi trĩ, giảm đau và các triệu chứng khác. Ngoài ra, chúng có thể hỗ trợ teo nhỏ búi trĩ, làm tăng độ bền của tĩnh mạch hậu môn,..
Khi bệnh trĩ chuyển sang giai đoạn nặng, độ 3, độ 4, bệnh nhân cần phải điều trị bằng các biện pháp phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Một số biện pháp hiện đại và hiệu quả hiện nay có thể kể đến là MIlligan Morgan- Ferguson, thắt mạch – khâu treo búi trĩ, cắt trĩ Longo, mổ trĩ không dao kéo Laser Diode,..
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh trĩ và câu trả lời cho thắc mắc: “Bệnh trĩ thường ở độ tuổi nào”. Bệnh nhân cần đặc biệt chú trọng chế độ ăn uống, vận động để hạn chế cũng như đẩy lùi căn bệnh thầm kín đầy ám ảnh này.