Không ít bà mẹ sau sinh không biết tắc tia sữa làm thế nào để xử lý hiệu quả dẫn đến tình huống nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe như áp xe vú, viêm vú,… Bài viết sau sẽ đưa cho mẹ những giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này.
Tia sữa là thành phần được tạo ra từ nang sữa ở sau quầng vú, có chức năng cùng với các ống dẫn đổ sữa về xoang chứa sữa; và dưới tác động từ bên ngoài như trẻ bú mút, sữa sẽ chảy ra ngoài.
Khi bị tắc tia sữa, ngực mẹ bị sưng to, cứng, gây đau đớn dẫn đến gặp khó khăn cho việc cho con bú và hút sữa ra ngoài. Bên cạnh đó, nếu không điều trị kịp thời, sẽ ảnh hưởng đến việc nuôi con do mất sữa hoặc mẹ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe. Chẳng hạn như viêm vú, áp xe vú, lâu dần tiến triển thành u xơ tuyến vú vô cùng nguy hiểm.
Menu xem nhanh:
1. Tắc tia sữa là gì?
Tắc tia sữa là hiện tượng ống dẫn sữa bị bít lại trong lòng, ngăn cản việc sữa chảy ra ngoài. Trong khí đó, sữa vẫn tiếp tục được tiết ra, dần gây nên hiện tượng sữa đông kết tại chỗ tắc đồng thời làm căng giãn các ống dẫn sữa, tình trạng tắc nghẽn ở bầu vú ngày càng trầm trọng.
Hiện tượng tắc tia sữa có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào trên ống dẫn sữa, có thể ngay tại xoang chứa sữa. Có mẹ chỉ bị tắc ở một ống dẫn nhưng có mẹ bị tắc nhiều ống dẫn cùng một lúc.
Sau khi sinh trong những ngày đầu tiên, sữa của mẹ có màu vàng nhạt, đặc, còn được gọi là sữa non. Lúc này nếu sữa không được chảy ra ngoài dẫn đến hiện tượng “tắc sữa non”. Hiện tượng này được cho là nguyên nhân của việc mẹ không cho con bú sớm, không thông tia sữa bằng cách massage bầu ngực,… Mẹ hay bị ứ đọng sữa và nhiễm khuẩn nhất từ ngày thứ 2 đến ngày 4 sau khi đẻ con
2. Dấu hiệu và nguyên nhân sữa mẹ bị tắc
2.1 Dấu hiệu hay gặp khi tắc sữa mẹ
Dấu hiệu tắc tia sữa khá dễ nhận biết đối với các mẹ bầu. Một trong những biểu hiện hay gặp nhất là ngực to hơn bình thường và có cảm giác căng cứng, đau tức nhất là sau khi ngủ dậy. Ngoài ra, bắt đầu xuất hiện nhiều khối tròn to nhỏ khác nhau, gồ ghề, chạm vào rất đau. Cùng với đó là nổi nhiều vết sần đỏ xung quanh ngực, thường nóng khi chạm vào. Khi bị tắc tia sữa cũng có nghĩa lượng sữa tiết ra cực ít, thậm chí một số mẹ không có sữa. Một vài chị em khác còn có thể bị sốt, đau đầu, mệt mỏi,… khi sữa ứ đọng.
2.2 Nguyên nhân khiến sữa mẹ bị tắc
Nguyên nhân chính thường dẫn đến tình trạng tia sữa tắc ở phụ nữ sau sinh:
– Mới sinh con: nhiều mẹ vừa mới sinh tuyến sữa hoạt động mạnh, chưa đủ thời gian hút ra ngoài.
– Dư thừa sữa: hiện tượng sữa nhiều trong bầu ngực không chảy ra ngoài kịp sẽ gây hiện tượng ứ đọng, tắc nghẽn. Nguyên nhân này có thể do bé bú sai cách, không mút đủ lượng sữa hoặc mẹ hút không hết sữa ở bầu ngực.
– Gây áp lực lên ngực: nhiều mẹ có thói quen nằm sấp hoặc mặc áo ngực quá chật sẽ tác động vào ngực, vô tình làm tia sữa bị tắc.
– Nhiễm khuẩn ngực: do bị vi khuẩn xâm nhập theo đường máu hoặc do vệ sinh vú không tốt trong thời gian cho con bú. Vi khuẩn tấn công vào lòng ống dẫn sữa, gây chít hẹp và cản trở lượng sữa chảy ra ngoài.
– Tâm trạng căng thẳng: việc mẹ lâm vào tình cảnh stress thường xuyên sẽ ảnh hưởng quá trình sản xuất hormone oxytocin, loại hormone có chức năng giải phóng sữa.
3. Cách phòng ngừa tắc tia sữa
Để ngăn ngừa hiệu quả tình trạng tia sữa tắc nghẽn, các mẹ nên thực hiện những lời khuyên sau đây:
– Thường xuyên cho con bú, 2-3h cho bú một lần và sử dụng thêm máy hút sữa để tráng tình trạng sữa còn sót lại.
– Vệ sinh ngực bằng khăn ấm, sau khi cho con bú
– Mặc áo ngực thoải mái, chất liệu tốt và massage thường xuyên.
– Uống đủ nước kết hợp ăn nhiều vitamin, khoáng chất và nghỉ ngơi điều độ để có tâm trạng thư giãn nhất có thể.
– Không tập các bài tập có tác động mạnh lên vùng ngực, gây tổn thương và ảnh hưởng đến các ống dẫn sữa.
4. Tắc tia sữa làm thế nào?
Dưới đây là những phương pháp hiệu quả đã giúp giải quyết băn khoăn: “Tắc tia sữa là thế nào” của nhiều bà mẹ.
4.1 “Tắc tia sữa làm thế nào?” – mẹ hãy massage ngực
Đây là cách hiệu quả, dễ áp dụng để làm thông ống dẫn sữa. Mẹ cần biết cách massage ngực đúng cách: dùng lòng bàn tay để xoa bóp bầu vú, ngón tay để vê quầng vú. Các mẹ lưu ý nên thực hiện với lực nhẹ nhàng và massage từ nơi tắc hướng về núm vú.
4.2 Chườm nóng
Chị em sử dụng lăn chỗ bị tắc bằng khăn ấm quấn quanh bình nước nóng. Chú ý sử dụng khăn bông mềm và nhiệt độ nước nóng vừa đủ, nếu không rất dễ gây bỏng. Ngoài ra có thể dùng khăn ấm đắp lên ngực hoặc ngâm ngực vào nước nóng trong khi tắm sẽ giảm tắc nghẽn hiệu quả.
4.3 Các mẹo nhân gian giúp mẹ giải quyết “Tắc tia sữa làm thế nào?”
Ngoài những phương pháp trên các mẹ bỉm sữa có thể tham khảo thêm những mẹo dân gian được truyền miệng:
– Chải bằng lược: khi thấy có dấu hiệu của việc tắc tia sữa, mẹ hãy dùng một chiếc lược dày và chải đều hai bầu ngực.
– Lá mít: Hơ lá mít cho nóng và đặt lên vùng bị tắc, thực hiện day nhẹ theo chiều kim đồng hồ đến khi lá nguội. Áp dụng cách này trong 2 đến 3 ngày liên tục mẹ thấy dòng sữa được khơi thông.
– Lá đinh lăng: sau khi rửa sạch cho vào cối giã nhỏ, rồi đắp lên hai đầu ngực rồi cố định lại bằng băng. Ngoài ra các mẹ hoàn toàn có thể uống nước lá đinh lăng, chế biến lá với chân giò, sườn heo,… để chữa tắc tia sữa.
– Lá bắp cải: cắt bỏ phần sống lá rồi hơ cho nóng, dùng khăn bọc lại, đắp lên bầu ngực và mát-xa đến khi tia sữa được thông hoàn toàn, mẹ sẽ thấy ngực bớt đau và sữa bắt đầu chảy ra.
– Hành tím: mẹ cắt lát hành tím và đặt lên bầu ngực, lưu ý không đặt lên núm vú. Sau đó lấy khăn mỏng buộc lại, làm liên tục như thế trong 4 ngày, mỗi ngày 2 lần các mẹ thấy được tiến triển rõ rệt.
Tắc tia sữa là hiện tượng khá phổ biến đối với những bà mẹ sau sinh, do vậy nhiều mẹ chủ quan không thực hiện biện pháp phòng ngừa và điều trị. Tắc tia sữa nếu không được điều trị kịp thời, sẽ là một trong những tác nhân gây nên bệnh viêm tuyến vú, áp xe vú, thậm chí là u xơ. Chị em phụ nữ nên thực hiện chăm sóc bản thân cẩn thận để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra.