Bị trào ngược dạ dày sau khi ăn gặp phải rất thường xuyên và khiến chúng ta rất khó chịu. Tham khảo ngay những mẹo giảm nhanh triệu chứng giúp bạn thoải mái hơn cùng hướng dẫn điều trị trào ngược đúng cách ở bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Biểu hiện trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản hay còn được biết đến là trào ngược axit dạ dày thực quản. Trào ngược gặp phải rất phổ biến ở đa dạng các đối tượng và độ tuổi. Trào ngược có thể là hiện tượng sinh lý bình thường hoặc cũng có thể là triệu chứng bệnh lý.
Biểu hiện rõ nhận biết nhất của trào ngược dạ dày là chứng ợ hơi, ợ chua từ dạ dày lên thực quản. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải các dấu hiệu khác như cảm giác khó nuốt, ho, khàn giọng, đau tức ngực, buồn nôn hoặc nôn,… Trào ngược thường xuất hiện sau khi ăn và khiến người bệnh rất khó chịu.
2. Gợi ý 5 cách giảm nhanh trào ngược dạ dày sau khi ăn
Việc áp dụng những cách giảm trào ngược dạ dày sẽ giúp người bệnh nhanh chóng loại bỏ triệu chứng khó chịu. Thêm nữa, những cách làm này khá đơn giản, chi phí tiết kiệm nên được áp dụng rất rộng rãi.
2.1. Giảm trào ngược dạ dày sau khi ăn bằng gừng
Để giảm trào ngược dạ dày thực quản tại nhà hãy nghĩ đến một loại gia vị quen thuộc chính là gừng. Nhiều người cho rằng, gừng có tính nóng, nếu dùng gừng chữa trào ngược axit sẽ không tốt, có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn. Trên thực tế, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trong gừng tươi có chứa các chất có tác dụng trung hòa axit dạ dày như methadone, tecpen,… Tuy nhiên, bạn cần chú ý sử dụng đủ liều lượng, không nên lạ dụng quá nhiều vì có thể dẫn đến tình trạng nóng trong người.
2.2. Dùng mật ong
Giảm trào ngược dạ dày tại nhà, người bệnh còn có thể sử dụng mật ong. Mật ong chứa một lượng các chất oxy hóa giúp giảm viêm, kháng viêm và tái tạo vết thương. Ngoài ra, khi sử dụng mật ong đúng cách, độ pH sẽ được cân bằng đồng thời loại bỏ phần axit dư thừa trong dạ dày.
2.3. Dùng nghệ
Nghệ có chứa hàm lượng cao thành phần curcumin. Đây là một chất kháng khuẩn, chất chống viêm tuyệt vời. Đồng thời, nghệ còn giúp giảm viêm loét dạ dày – thực quản hiệu quả. Ngoài ra, nghệ còn có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày và thúc đẩy quá trình phục hồi sau tổn thương thực quản, nhờ đó có thể giúp đẩy lùi các triệu chứng trào ngược axit.
2.4. Giảm trào ngược dạ dày sau khi ăn bằng baking soda
Baking soda có đặc tính chống viêm tốt và khử trùng. Nhờ đó giúp khử trùng cổ họng và ngăn ngừa các tổn thương ở niêm mạc thực quản do vi khuẩn và do trào ngược axit gây ra. Ngoài ra, chất này còn có khả năng trung hòa axit, giảm nhanh cảm giác nóng rát do trào ngược.
Bạn có thể pha baking soda với nước, uống đều 2-3 ly mỗi ngày. Lưu ý, phương pháp này không nên sử dụng lâu dài liên tục vì nó sẽ gây tích nước và có thể tạo ra tác dụng phụ. Hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ để áp dụng đúng cách cho hiệu quả điều trị tốt.
3.5. Điều chỉnh tư thế khi ngủ
Việc điều chỉnh tư thế ngủ sẽ giúp giảm triệu chứng trào ngược về đêm và giúp bạn ngủ tốt hơn.
Các chuyên gia gợi ý tư thế tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày là ngủ kê cao gối và nằm nghiêng sang trái. Kê cao gối sẽ giúp giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, khó thở khi ngủ. Ngoài ra, việc nằm nghiêng sang bên trái và tránh nghiêng sang bên phải sẽ giúp hạn chế các cơn co thắt thực quản dưới không bị đè ép, nhờ đó không gây rò rỉ dịch dạ dày khi ngủ, giảm hiệu quả hiện tượng trào ngược.
Điều lưu ý quan trọng là những cách giảm trào ngược kể trên chỉ mang tính hỗ trợ tạm thời, không thể thay thế các phương pháp điều trị được chỉ định. Người bệnh không nên lạm dụng sử dụng mà cần thực hiện theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa.
4. Không chủ quan với trào ngược dạ dày
Như đã nói ở trên, trào ngược dạ dày có thể là hiện tượng sinh lý bình thường do chế độ ăn không hợp lý nhưng cũng có thể là triệu chứng bệnh lý không thể chủ quan. Trong trường hợp, người bệnh bị trào ngược dạ dày nhiều lần trong ngày và không có xu hướng thuyên giảm kể cả khi đã điều chỉnh lại chế độ ăn uống hợp lý thì cần chủ động thăm khám chuyên khoa tiêu hóa sớm để tìm đúng nguyên nhân bệnh.
Trào ngược dạ dày thực quản nên không được điều trị tốt có thể tiến triển nặng và phát triển nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm thực quản, hẹp thực quản, barrett thực quản, ung thư thực quản, ung thư dạ dày,…
5. Điều trị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý ở từng mức độ sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp bao gồm thay đổi lối sống tích cực, thay đổi chế độ ăn khoa học, điều trị nội khoa, can thiệp các thủ thuật hoặc điều trị ngoại khoa. Trong đó, việc thực hiện chế độ ăn và sinh hoạt khoa học được các bác sĩ căn dặn kỹ lưỡng, người bệnh lưu ý thực hiện nghiêm túc trong quá trình điều trị bệnh và cả khi bệnh đã được điều trị khỏi.
Điều đáng lưu ý, trào ngược dạ dày thực quản có tỉ lệ tái phát rất cao, khoảng 70% người bệnh bị tái phát trong vòng một năm. Chính vì vậy, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định và hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Kể cả khi đã điều trị bệnh thành công vẫn cần thực hiện lối sống sinh hoạt khoa học để phòng chống bệnh hiệu quả.
Hãy tham khảo và áp dụng những cách giảm trào ngược dạ dày sau khi ăn tại nhà được gợi ý như trên. Trong trường hợp cần thiết, người bệnh cần chủ động thăm khám và tiến hành điều trị đúng phác đồ theo chỉ định bác sĩ chuyên khoa đưa ra.