Giải đáp việc hóc xương cá nhỏ có tự khỏi

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Phạm Vũ Hồng Hạnh

Bác sĩ Tai Mũi Họng

Hóc xương cá nhỏ có tự khỏi hay không? – Đây là thắc mắc của khá nhiều phụ huynh và những người gặp tình trạng hóc xương cá. Đặc biệt, trong bối cảnh mà vấn đề đến bệnh viện khám hiện nay khá tốn thời gian, thì việc xác định điều này cũng có thể tiết kiệm được rất nhiều thứ cho người bệnh. Hãy cùng TCI tìm câu trả lời cho vấn đề tự tiêu xương cá khi hóc này và có cho mình việc xử lý phù hợp trước tình huống hóc xương cá nhé!

1. Hóc xương cá nhỏ có thể tự tiêu hay tự khỏi được không?

1.1. Khi nào xảy ra tình trạng hóc xương cá?

Hóc xương cá là tình trạng khá dễ bắt gặp trong đời sống hiện nay, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Tình trạng hóc được hình thành dễ dàng trong nhiều tình huống quen thuộc như:

– Việc ăn không nhai kỹ hoặc ăn uống nuốt vội, không để ý đến việc còn xương cá sót lại trong thức ăn khi nhai và nuốt xuống cổ họng bị mắc kẹt.

– Trẻ hoặc người lớn vừa ăn vừa cười đùa khiến xảy ra tình huống sặc hoặc nuốt vội trong khi thức ăn trong miệng có xương cá.

– Trẻ nhỏ chưa đủ răng hoặc người gia đã bị rụng răng ăn cá không phát hiện ra xương cá trong thức ăn đang nhai, nuốt thông thường và bị hóc.

– Người bị say, người bị rối loạn nuốt do mới trải qua gây mê ăn cơm có cá và bị hóc vì không phân biệt được xương cá.

Hóc xương cá nhỏ có tự khỏi

Trẻ em dễ bị hóc xương cá

1.2. Nhận biết tình huống hóc xương cá với các dấu hiệu rõ ràng

Hóc xương cá thường khá dễ nhận biết bởi biểu hiện khi hóc xương cá thường rõ ràng. Người bị hóc xương cá thường nhận ra tình trạng hóc của mình khi cảm giác ở cổ có xương mắc lại ngay khi vừa nuốt xuống. Điều này gây ra cảm giác nghẹn, khó nuốt, nuốt vướng, không thể nuốt cũng không thể cho thức ăn đang ở cổ ra ngoài. Một số trường hợp có thể còn biểu hiện muốn nôn, đặc biệt là trẻ em.

Ngoài ra, phản ứng khá quen thuộc ở trẻ em khi bị hóc xương cá là tình trạng ho nhiều. Ở người lớn tình trạng ho có thể hạn chế hơn, nhưng trẻ thường ho nhiều và thậm chí ho đến đỏ mặt, tím tái khi gặp tình huống xương cá rơi xuống/đâm vào đường thở gây khó thở. Xương cá đâm vào niêm mạc cũng gây chảy máu . Với trẻ, có thể thấy hiện tượng nước bọt hồng do xương cá đâm vào niêm mạc gây nên. Với người lớn, tình trạng chảy máu hầu họng sẽ được cảm nhận rõ ràng hơn.

Ngoài ra, như đã nói trên, tình trạng bí thở, khó thở có thể xảy ra. Đôi khi, người bị hóc xương cá còn phải đối diện với tình huống ngất xỉu do thiếu khí hoặc tình trạng tắc thở, nghẹt thở.

1.3. Có thể tự khỏi khi hóc xương cá không?

Rất nhiều lời khuyên chỉ ra rằng, khi bị hóc xương cá, cần đến các bác sĩ Tai Mũi Họng ngay để được hỗ trợ. Điều này là đúng, nhất là trong những tình huống hóc xương đặc biệt, gây tổn thương cho niêm mạc cũng như hầu họng hoặc tình trạng nguy hiểm liên quan đến đường thở. Tuy nhiên, thực tế, hóc xương cá nhỏ có thể tự khỏi. Đó là khi hóc những xương cá nhỏ, không kiểu ngóc ngách góc cạnh sắc nhọn, xương cũng không đâm sâu vào cổ họng, phổi, thanh quản,…

Khi đó, người bị hóc vẫn nhận thấy những dấu hiệu điển hình của tình trạng hóc xương cá. Tuy nhiên, mức độ đau, khó chịu,… mà hóc xương cá gây ra không dữ dội với người bị hóc như với tình trạng các xương lớn đâm vào. Tình trạng khó chịu này cũng thường diễn ra chóng vánh, không quá lâu. Chính vì thế, với tình trạng xương cá nhỏ, mảnh gây hóc và tự khỏi, người bị hóc có thể nhận biết khá nhanh.

Hóc xương cá nhỏ có tự khỏi

Nếu xương lớn rất khó có tình trang

2. Nguy hiểm khi để xương cá lâu trong cổ họng và đường thở

Xương cá nhỏ gây hóc có thể tự tan, nhưng tình trạng xương lớn gây hóc thì rất khó. Thêm nữa, xương cá gây hóc bị kẹt lại ở 1 vị trí có thể đâm vào hầu họng, thực quản, phổi,… nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Hiện tượng này cũng gây tình trạng viêm nhiễm, áp xe, hoại tử tế bào với nhiều hệ lụy. Chính vì thế, nếu hóc xương cá không thể tự khỏi, hãy sớm đến các cơ sở y khoa Tai Mũi Họng để được giải quyết nhanh chóng, tránh biến chứng mà xương cá sẽ gây nên.

3. Chữa hóc xương cá nhanh chóng để tránh biến chứng lâu dài

Việc chữa hóc xương cá là điều cần thiết và cần được ưu tiên hàng đầu khi bị hóc. Với tình trạng hóc xương cá tự khỏi, người bệnh nên thử kiểm tra lại xem tình trạng hóc liệu còn không và có những triệu chứng nào còn tồn tại sau khi hết hóc: có cảm giác đau không, có chảy máu không,… Nếu còn các triệu chứng, bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và giải quyết nhanh chóng, tránh tình trạng viêm nhiễm ngầm không được phát hiện.

Khi bị hóc xương cá, bạn có thể xử trí như sau để có thể xác định xem cần đến bác sĩ gấp để chữa hóc không:

– Dừng việc ăn uống khi đang ăn và nhận thấy bị hóc xương. Nếu trong miệng còn thức ăn, nên bỏ chứ không cố nuốt xuống.

– Thử uống một chút nước. Nếu vẫn có thể uống nước và cảm thấy tình trạng dịu hơn, thì bạn có thể chờ để kiểm tra xương cá tự tan.

– Trường hợp họng đau không thể nuốt hoặc nuốt khó, cần cân nhắc khám bác sĩ để được xử lý phù hợp.

Việc xử lý hóc xương cá sớm sẽ giúp người bệnh hạn chế thương tổn cho cổ họng do xương cá gây ra, đồng thời, việc gắp xương cá cũng dễ dàng, đơn giản hơn, tiết kiệm hơn. Ngoài ra, người bệnh bị hóc cũng sẽ tránh được những biến chứng mà hóc xương cá lâu ngày gây nên. Chính vì thế, nên mau chóng đến các cơ sở y khoa tai mũi họng uy tín để được chẩn đoán nhanh và được gắp xương cá gây hóc sớm.

Hóc xương cá nhỏ có tự khỏi

Nên sớm đến các cơ sở y khoa để chữa hóc

4. Phòng tránh tình trạng hóc xương cá đúng cách

Hóc xương cá có thể dễ dàng tự tiêu trong trường hợp xương cá mảnh, nhỏ, nhưng cũng có thể trở thành khởi đầu cho những rắc rối mà người bệnh phải trải qua một cách vất vả nếu xương cá gây hóc không được xử lý kịp thời. Hơn cả chữa bệnh, bản thân chúng ta nên đề phòng hóc xương cá bằng các hình thức như:

– Lọc xương cá kỹ càng cho trẻ và người già trước khi ăn.

– Không cười đùa, đuổi bắt trong khi đăng ăn, nhất là khi bữa ăn có cá.

– Không để người mới phẫu thuật hoặc người say ăn các đồ rắn và các thức ăn có xương cá.

Ngoài ra, khi bị hóc xương cá, trong việc điều trị, ngoài xác định hóc xương cá nhỏ có tự khỏi hay không, nên sớm đến các bác sĩ tai mũi họng để được chẩn đoàn và điều trị đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital