Câu hỏi: Tiêm phế cầu sốt mấy ngày? là vấn đề được rất nhiều các bậc cha mẹ mong muốn tìm hiểu. Cùng đọc bài viết bên dưới đây của Thu Cúc TCI để tìm hiểu về lý do gây ra hiện tượng sốt sau khi tiêm chủng, cách phòng tránh và cải thiện tình trạng sốt của trẻ.
Menu xem nhanh:
1. Vắc xin phế cầu và các tác dụng phụ có thể xảy ra
1.1. Khái niệm vắc xin phòng bệnh phế cầu
Vắc xin phòng các loại bệnh phế cầu có tác dụng giúp bảo vệ cơ thể con người khỏi sự tác động, tấn công của vi khuẩn phế cầu. Vi khuẩn phế cầu có khả năng gây cho con người những loại bệnh nguy hiểm như: viêm màng não, viêm tai giữa,…
Việc tiêm chủng vắc xin phế cầu đúng đủ theo phác đồ, độ tuổi quy định sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch, phòng tránh khả năng mang bệnh, cũng như phòng tránh việc lây lan dịch bệnh sang cho gia đình, cộng đồng.
Hiện nay, có hai loại vắc xin phế cầu được sử dụng phổ biến, cho cả trẻ em và người lớn, đó là: synflorix và prevenar – 13. Cả hai loại vắc xin này đều đem lại hiệu quả bảo vệ con người khỏi việc nhiễm bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đối tượng, độ tuổi mà mỗi loại vắc xin sẽ có phác đồ tiêm chủng khác nhau.
1.2. Tiêm phế cầu sốt mấy ngày?
Vắc xin phế cầu cũng giống như các loại vắc xin khác, sẽ có những tác dụng phản ứng lại. Sốt cũng được coi là một trong những phản ứng của cơ thể sau khi tiêm vắc xin. Điều này báo hiệu rằng cơ thể con người đang trong thời gian đáp ứng vắc xin.
Đối với vắc xin phế cầu dành cho trẻ em, thông thường trẻ sẽ cần tiêm 3 – 4 mũi tiêm mới hoàn thành phác đồ tiêm chủng. Sau khi tiêm xong, sẽ có thể bị sốt. Tuy nhiên, càng về các mũi tiêm nhắc lại sau này, trẻ có thể sẽ không còn sốt do lúc này cơ thể đã làm quen với vắc xin.
Thời gian sốt ở trẻ cũng thường kéo dài một vài ngày kể từ khi tiêm chủng xong. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi trẻ mà sốt sẽ chấm dứt nhanh hay chậm. Các biểu hiện của việc sốt sau khi tiêm chủng đó là:
– Sốt nhẹ, dao động từ 38 cho tới 39 độ C.
– Sốt có thể đi kèm với một số biểu hiện khác như: mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc,…
Nếu trong trường hợp trẻ sốt kéo dài quá lâu không thuyên giảm, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
2. Một số tác dụng phụ khác có thể gặp phải sau khi tiêm vắc xin phế cầu
Bên cạnh phản ứng sốt thì trẻ em sau khi tiêm vắc xin phế cầu cũng có thể gặp phải một số phản ứng. Đối tượng người lớn sẽ ít gặp hoặc không gặp các phản ứng này do hệ miễn dịch và sức khỏe tốt hơn.
– Sau khi tiêm xong trẻ có thể sẽ bị sưng đỏ, đau, tấy tại vị trí tiêm chủng: Điều này cũng là phản ứng bình thường hay gặp phải bất kể tiêm vắc xin nào. Thường phản ứng sưng đỏ này sẽ tự giảm dần và biến mất sau khoảng 1 vài ngày cho tới 1 tuần kể từ khi tiêm chủng.
– Hiện tượng chai cứng tại vị trí tiêm chủng: phản ứng này chiếm khoảng 0,5% số trẻ sau khi tiêm chủng gặp phải. Các vết chai cứng này cũng sẽ tự thuyên giảm và biến mất sau khoảng 1 vài ngày.
– Trẻ có thể sẽ chán ăn sau khi tiêm vắc xin xong. Điều này xuất phát từ việc rối loạn trong quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng sau khi tiêm vắc xin.
– Hiện tượng quấy khóc hơn bình thường cũng thường hay gặp khi trẻ mới tiêm vắc xin phế cầu. Cha mẹ nên chú ý theo dõi trẻ, nếu tình trạng quấy khóc diễn ra quá lâu và liên tục, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.
– Một số hiện tượng khác: tiêu chảy, dị ứng, buồn nôn, viêm da dị ứng,,..cũng sẽ có khả năng gặp sau khi mới tiêm vắc xin phế cầu.
3. Các trường hợp không nên tiêm vắc xin phế cầu
Vi khuẩn phế cầu rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Do đó, nên tiêm chủng đầy đủ theo phác đồ để bảo vệ sức khỏe, cũng như ngăn chặn khả năng lây lan bệnh cho cộng đồng.
Mặc dù vậy, cha mẹ cũng cần hết sức chú ý tới một số nhóm trẻ không nên tiêm chủng vắc xin phế cầu như sau, để đảm bảo an toàn sức khỏe:
– Trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên nhưng điều kiện sức khỏe chưa đảm bảo cũng không nên tiêm vắc xin phế cầu. Nên dời lịch tiêm chủng sang một thời điểm khác khi trẻ đã khỏe mạnh trở lại.
– Không nên tiêm vắc xin khi trẻ đang có biểu hiện: sốt cao, co giật,…
– Không tiêm vắc xin phế cầu đối với trẻ có tiền sử mắc động kinh.
– Các nhóm trẻ đang bị bệnh suy giảm miễn dịch, hay đang trong quá trình sử dụng thuốc ức chế miễn dịch cũng là nhóm đối tượng không nên tiêm vắc xin phế cầu.
– Trẻ em bị bệnh giảm tiểu cầu, rối loạn chức năng đông máu.
– Trẻ em sinh non khi chưa đủ 28 tuần tuổi cũng không nên tiêm vắc xin phế cầu.
4. Cha mẹ cần làm gì trước khi đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin phế cầu
Trước khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng phế cầu, cha mẹ cần lưu ý chuẩn bị một số điều như sau:
– Đối với các bé sơ sinh, mẹ không nên cho bé bú quá no hoặc để bé quá đói. Bởi điều này sẽ dễ gây ra tình trạng nôn trớ hoặc tụt đường huyết ở trẻ.
– Nên chuẩn bị tắm rửa sạch sẽ cho trẻ trước khi đi tiêm vắc xin. Điều này giúp phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng tại vết tiêm.
– Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc trẻ đã dùng, đang dùng hoặc tình trạng sức khỏe của trẻ.
5. Nên bổ sung gì cho trẻ sau khi tiêm vắc xin phế cầu?
Sau khi đã thực hiện tiêm chủng vắc xin phế cầu, cha mẹ cần lưu ý theo dõi sát sao tình hình sức khỏe cũng như các phản ứng sau tiêm nếu có của con. Cha mẹ nên cho trẻ ở lại phòng tiêm chủng ít nhất 30 phút để kiểm tra xem trẻ có bị sốc phản vệ với loại vắc xin đó hay không.
Tiêm chủng vắc xin xong, cha mẹ nên lưu ý bổ sung tăng cường cho trẻ những loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, protein: thịt, cá, bắp cải, hoa quả, sữa,…
Nếu theo dõi thấy trẻ có bất cứ biểu hiện bất thường nào: sốt cao, co giật, dị ứng,…thì cần lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để được kiểm tra, điều trị.
Trên đây là những thông tin về hiện tượng sốt sau khi tiêm vắc xin phế cầu. Nếu cha mẹ có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ tới Thu Cúc TCI để được giải đáp nhé.