Viêm tai ngoài thường gặp và ít nguy hiểm hơn nhiều so với viêm tai giữa. Tuy nhiên, nó có thể gây khó chịu với những triệu chứng như ngứa tai, ù tai, chảy mủ,… Nếu không kịp thời điều trị thì bệnh có thể ảnh hưởng đến thính lực. Vậy viêm tai ngoài có tự khỏi không? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết này.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về bệnh lý viêm tai ngoài
Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng lớp da mỏng ở khoang tai, do vi khuẩn hoặc nấm gây nên. Bệnh lý này có thể cấp tính hoặc mạn tính và thường xuất hiện vài ngày sau khi đi bơi. Ngoài ra, viêm tai ngoài có thể do:
– Gãi tai thường xuyên gây xây xước.
– Có vật lạ kẹt trong tai.
– Làm sạch ống tai quá mạnh khiến cho tai bị tổn thương.
– Sử dụng tai nghe không sạch sẽ.
– Các bệnh về da mãn tính như chàm, vảy nến,…
Viêm tai ngoài thường bao gồm những triệu chứng như: Đau nhẹ, ngứa tai, ù tai, tai rỉ dịch, mọc u hoặc mụn nhọt gây đau trong khoang tai. Những nốt nhọt này có thể khiến người bệnh đau đớn dữ dội. Nếu như chúng vỡ ra có thể để lại một lượng máu nhỏ hoặc mủ chảy từ trong tai ra.
Viêm tai ngoài cấp tính có thể gây sưng nề, đỏ và đau ở mức độ nặng đi kèm với các triệu chứng như sốt, nổi hạch,… Thính lực có thể bị ảnh hưởng nhẹ hoặc ứ đọng chất nhầy mủ.
2. Bệnh lý viêm tai ngoài có tự khỏi được không?
2.1. Viêm tai ngoài có tự khỏi hoàn toàn không?
Viêm tai ngoài tự khỏi được hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tình trạng người bệnh, mức độ bệnh cũng như giai đoạn mắc bệnh của mỗi người.
Thường bệnh sẽ được chia làm 2 giai đoạn chính là cấp tính và mạn tính. Nếu bệnh thuộc trường hợp cấp tính và ở mức độ nhẹ thì có thể tự khỏi được. Thông thường những ca bệnh ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể tự chăm sóc, vệ sinh tai tại nhà để hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Ở giai đoạn này, người bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng như: Đau nhức, chảy dịch, ù tai,… Người bệnh có thể sử dụng thuốc nhỏ tai hoặc kháng sinh để điều trị. Đối với trường hợp mãn tính thì thường không thể tự khỏi mà phải được điều trị theo sự hướng dẫn của của bác sĩ.
2.2. Viêm tai ngoài có tự khỏi hay cần điều trị can thiệp?
Như đã nói ở trên, bệnh lý viêm tai ngoài có thể tự khỏi trong trường hợp bệnh cấp tính ở thể nhẹ và người bệnh biết cách tự chăm sóc bản thân. Tuy nhiên, nếu người bệnh điều trị qua loa thì bệnh không thể điều trị dứt điểm được.
Bên cạnh đó có một số trường hợp khi tự chăm sóc tại nhà các triệu chứng đã thuyên giảm khiến người bệnh tưởng đã khỏi nhưng thực chất là chưa. Bệnh có thể tái phát lại nhiều lần, thời gian mắc bệnh cũng lâu hơn và chuyển sang giai đoạn mạn tính với những triệu chứng nặng nề hơn.
Đối với những trường hợp mạn tính, bệnh tái phát nhiều lần hoặc gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh thì cần điều trị can thiệp. Sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp mà bác sĩ lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp.
3. Cách phòng ngừa bệnh lý viêm tai ngoài
Bệnh lý viêm tai giữa có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Để phòng tránh chúng ta nên chủ động:
Đối với người lớn
– Khi vệ sinh tai cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh chà xát quá mạnh gây tổn thương niêm mạc của tai. Việc chà xát quá mạnh có thể sẽ gây thủng màng nhĩ và dẫn đến viêm tai giữa.
– Không để nước bẩn dính vào tai (đặc biệt là khi tắm, bơi hoặc gội đầu).
– Cần điều trị triệt để các bệnh lý về mũi họng khác.
Đối với trẻ em
– Cần vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên và để các đồ vật không sạch tránh khỏi tầm tay của trẻ.
– Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng thời gian theo quy định.
– Khuyến khích cho con bú sữa mẹ bởi sữa mẹ sẽ giúp trẻ tạo sức đề kháng và giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm tai giữa.
– Nếu để trẻ bú bình hãy giữ cho trẻ ngồi thẳng và tránh cho bú khi đang nằm.
– Để con tránh xa những nơi bụi bẩn và khói thuốc.
Bên cạnh đó, việc thăm khám sức khỏe định kỳ cũng là việc làm cần thiết giúp chúng ta phòng tránh bệnh lý viêm tai ngoài hiệu quả. Bởi vậy, mỗi chúng ta hãy chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi năm từ 1 – 2 lần để bảo vệ sức khỏe chính mình.