Cây ngải là loại lá phổ biến được nhiều người sử dụng như một thực phẩm có ích cho sức khỏe con người. Nhiều người đặt ra thắc mắc: Lá ngải có chữa được bệnh trĩ không? Trong bài viết này, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu và giải đáp thắc mắc thông tin này.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh trĩ: nỗi phiền toái ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống
Trĩ, còn được gọi là “lòi dom”, là một bệnh do giãn tĩnh mạch hậu môn gây ra các búi thịt thừa ra ngoài.
Theo một số nghiên cứu của Hội Hậu môn Trực tràng học Việt Nam, bệnh trĩ chiếm tỷ lệ 35 đến 50% bệnh liên quan đến hậu môn – trực tràng ở nước ta. Bệnh trĩ gây ra nhiều khó khăn cho bệnh nhân mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay.
Tình trạng búi trĩ xuất hiện trên đường lược của hậu môn và trực tràng được gọi là trĩ nội. Đường lược này là ranh giới giữa lớp trong cùng (biểu mô) của hâu môn và trực tràng. Trĩ nội nằm bên trong trực tràng, do đó không thể nhìn thấy được ở giai đoạn sớm. Chỉ có thể phát hiện ra khi đi tiêu ra máu. Trĩ sa ra ngoài xảy ra khi trĩ của bệnh nhân tăng lên.
Trĩ ngoại, có thể nhìn thấy và sờ thấy ở phía dưới đường lược, thường gây ra nhiều đau rát và khó chịu bởi vùng tổn thương của trĩ tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài như ghế ngồi và quần áo.
Ngoài ra, trĩ hỗn hợp là tình trạng kết hơp của hai loại trĩ nội và trĩ ngoại.
2. Biểu hiện nào cho thấy bạn đang mắc trĩ?
Một số biểu hiện giúp bạn nhận thấy bệnh trĩ
– Ngứa ngáy, khó chịu râm ran ở hậu môn, cảm giác vướng tức và mót rặn.
– Khi đi tiêu, các búi trĩ sa xuất hiện ở hậu môn, đặc biệt là trĩ nặng có thể xuất hiện thường xuyên.
– Đau hậu môn do búi trĩ bị tắc mạch hoặc sa nghẹt
– Chảy máu khi đại tiện, bệnh nhân có thể nhìn thấy máu trong giấy vệ sinh hoặc giọt nhỏ hoặc tia máu chảy nhanh hơn khi rặn.
– Đau rát và khó chịu ở hậu môn ngày càng trở nên tồi tệ hơn và kèm theo chảy dịch và nhớp nháp ở hậu môn.
3. Bài thuốc dân gian lá ngải có tác động đến bệnh trĩ hay không?
3.1. Những điều cần biết về lá ngải và công dụng với sức khỏe con người
Ngải cứu, còn được gọi là ngải diệp, là một cây thuộc họ nhà cúc. Ngải cứu không chỉ được chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhiều người cho rằng lá ngải có những tác động nhất định lên bệnh trĩ.
Theo y học dân gian, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm và có tác dụng tốt đối với can thận và kinh tỳ. Cây thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn và cải thiện viêm nhiễm.
Theo y học hiện đại, cây ngải cứu có chứa những hoạt chất quý và tốt cho sức khỏe như:
– Absinthe và absinthin có trong lá ngải cứu – những hoạt chất này tạo ra vị đắng của cây. Cả hai chất này có khả năng hỗ trợ giảm đau và ngứa.
– Hoạt chất Yomogin có khả năng hỗ trợ cầm máu và tăng tính bền của thành mạch.
– Ngoài ra, các thành phần như tricosanol, tetradecatrilin và cineol được tìm thấy trong ngải cứu có khả năng hỗ trợ kháng viêm, sát trùng và giảm đau, giúp vết thương mau lành và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Bởi những đặc tính y học này, không thể phủ nhận lá ngải cứu có những tác dụng nhất định đối với sức khỏe nói chung và bệnh trĩ nói riêng. Tuy nhiên, để xác định lá ngải có chữa được bệnh trĩ không, cần hiểu rõ bản chất của dược liệu cũng như các vấn đề có thể gặp phải khi sử dụng cho bệnh nhân trĩ.
3.2. Giải đáp lá ngải có chữa được bệnh trĩ không và những vấn đề cần lưu ý
Lá ngải chỉ có những tác động lên búi trĩ, nhưng chúng không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh trĩ, đặc biệt là đối với các búi trĩ đã nặng, sưng to. Các phương pháp điều trị bằng ngải cứu hầu hết là tự phát và truyền miệng. Bởi vậy, bệnh nhân trĩ cần lưu ý các vấn đề sau khi muốn dùng lá ngải trong điều trị bệnh trĩ.
– Vấn đề hiệu quả: Như đã nói, lá ngải (hay các loại dược liệu từ thiên nhiên chưa qua điều chế) và các hoạt chất trong số chúng chỉ có thể tác động đến bệnh trĩ nhẹ. Lượng hoạt chất trong lá cũng như tình trạng chưa được điều chế của chúng có thể sẽ không có quá nhiều tác dụng đến bệnh trĩ khi chuyển biến và nặng dần.
– Vấn đề an toàn vệ sinh: Một số bài thuốc từ lá ngải, đặc biệt bài thuốc đắp lá ngải, dùng nước cốt ngải cứu bôi lên búi trĩ,… tiềm ẩn những rủi ro nhiễm trùng rất cao. Bệnh nhân không được tự ý làm theo cách này. Muốn bôi bất kỳ loại thuốc gì lên búi trĩ cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sau khi thăm khám kỹ lưỡng.
– Tốt hơn hết, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín.
3.3. Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp chuyên khoa thay vì tự chữa tại nhà
Bệnh nhân trĩ sau khi thăm khám sẽ được xác định rõ mức độ bệnh, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị như sau:
– Điều trị bệnh trĩ nhẹ bằng thuốc: Bệnh trạng nhẹ, búi trĩ chưa sưng to có thể sử dụng các loại thuốc để làm giảm bệnh. Thuốc thường đi theo mục tiêu: giảm đau, giảm triệu chứng, giúp nhuận tràng và hỗ trợ độ bền tĩnh mạch. Bệnh nhân cần sử dụng theo đơn và tái khám sau khi sử dụng.
– Điều trị trĩ tiến triển và trở nặng bằng phương pháp ngoại khoa: Các phẫu thuật tiên tiến như Laser Diode không dao kéo, Longo ít xâm lấn, thắt mạch – khâu treo búi trĩ, Milligan Morgan- Ferguson,.. được áp dụng để điều trị trĩ dứt điểm và an toàn.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc: Lá ngải có chữa được bệnh trĩ không, cần áp dụng phương pháp nào để điều trị bệnh triệt để và an toàn. Bệnh nhân nên thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả hơn.