Răng khôn là một loại răng không có tác dụng, ngược lại còn gây đau, khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Chính vì vậy, nhổ răng khôn được coi là một phương pháp hiệu quả được chỉ định thực hiện. Sau khi nhổ răng, nhiều người thường thắc mắc “nhổ răng khôn sau bao lâu thì ăn được cơm?”
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về răng khôn
Răng khôn là những răng mọc ở cuối hàm, thường xuất hiện khi cung hàm đã mọc đủ răng chính vì vậy thường xảy ra hiện tượng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, gây ảnh hưởng đến những răng bên cạnh. Chính vì vậy, sau khi thăm khám và nhận thấy bệnh nhân thuộc đối tượng cần phải nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để giúp loại bỏ triệt để tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng cũng như sức khoẻ tổng thể.
2. Các phương pháp nhổ răng khôn
Hiện nay 2 phương pháp nhổ răng khôn được sử dụng là nhổ răng khôn bằng phương pháp truyền thống và nhổ răng khôn bằng phương pháp sóng siêu âm Piezotome.
2.1 Nhổ răng khôn bằng phương pháp truyền thống
Phương pháp truyền thống này dao rạch, kìm và bẩy để lấy răng khôn ra ngoài. Đây là phương pháp có giá thành khá thấp tuy nhiên lại có khả năng gây chảy máu, gây đau và biến chứng. Chính vì vậy, nếu muốn thực hiện phương pháp này bạn nên chọn các cơ sở y tế uy tín để hạn chế tối đa những nhược điểm kể trên.
2.2 Nhổ răng khôn bằng phương pháp sóng siêu âm Piezotome
Phương pháp sóng siêu âm Piezotome là phương pháp tân tiến nhất hiện nay. Phương pháp này thông qua biến điệu của sóng siêu âm, dùng mũi khoan mỏng và mảnh để nhẹ nhàng đưa răng khôn ra ngoài. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm như không gây đau đớn, biến chứng và người bệnh sẽ nhanh chóng trở lại với công việc.
3. Nhổ răng khôn sau bao lâu thì ăn được cơm?
Độ lành của răng khôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ sở y tế thực hiện, tay nghề của bác sĩ, hệ thống trang thiết bị tại cơ sở y tế, phương pháp nhổ răng khôn, thể trạng của bệnh nhân và chế độ chăm sóc sau khi nhổ. Thông thường, nếu những yếu tố trên được đảm bảo thì chỉ sau khoảng 1 – 2 ngày là bệnh nhân có thể ăn cơm được như bình thường. Tuy nhiên cần chú ý không tác động lực quá mạnh khiến cho vết nhổ có thể bị tổn thương hay gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Theo các bác sĩ, khoảng 4 – 5h sau khi nhổ răng, bệnh nhân đã có thể ăn những đồ ăn mềm như súp, cơm xay, cháo….tuy nhiên vẫn chưa thể ăn cơm. Nếu bệnh nhân không được hướng dẫn kỹ lưỡng hoặc không kiêng mà ăn cơm quá sớm sẽ dẫn đến tình trạng cục máu đông tại vết nhổ bị tan và nguy cơ bị nhiễm trùng cao.
4. Những lưu ý khác sau khi nhổ răng khôn
4.1 Về chế độ chăm sóc
4.1.1 Nên làm
– Cắn chặt miếng gạc để tạo lựa ép giúp cho máu ngừng chảy.
– Khi hắt hơi, sổ mũi hay ho, hãy cố gắng thực hiện nhẹ nhàng.
– Uống thuốc theo đúng liều lượng bác sĩ đã kê.
– Súc miệng nước muối thường xuyên, tuy nhiên cần súc và nhổ ra nhẹ nhàng.
– Khi đánh răng hay dùng chỉ nha khoa, cố gắng không tác động lên vùng nhổ răng.
– Chườm lạnh ngoài má khoảng 15 phút và chườm ấm vào ngày hôm sau.
– Ăn những đồ ăn mềm, nguội khoảng 1-2 ngày sau nhổ răng.
– Kiểm soát tình trạng sưng và những cơn đau sau nhổ răng.
– Kiểm soát tình trạng chảy máu sau khi nhổ răng.
– Đảm bảo về vấn đề vệ sinh răng miệng.
4.1.2 Không nên làm
– Tuyệt đối không dùng lưỡi, ngón tay hay các vật dụng để tác động lên chỗ nhổ răng.
– Không uống rượu bia hay hút thuốc lá trong thời gian sử dụng thuốc điều trị. Việc này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình lành vết thương.
– Tránh ăn những món cay, nóng, dai hay cứng. Những món ăn này có thể gây kích thích vết thương.
– Tránh đánh răng, súc miệng mạnh tại chỗ phẫu thuật. Đặc biệt là trong ngày đầu sau phẫu thuật.
– Tránh những vận động mạnh như đá bóng, vác đồ nặng, chạy nhảy, … Điều này nên được thực hiện trọng 1 tuần sau phẫu thuật.
4.2 Về chế độ nghỉ ngơi
– Không thực hiện bài tập thể chất trong vòng 24h.
– Nằm gối đầu cao hơn bình thường một chút để không bị sặc máu hay nước bọt.
– Không nằm nghiêng người vì dễ gây áp lực cho vùng nhổ răng.
– Khi ngồi, hãy chú ý tư thể và nên ngồi thẳng, không gập người xuống. Đặc biệt, không thực hiện những thao tác mang vác vật nặng.
4.3 Về chế độ ăn uống
Nên ăn:
– Nên bổ sung những đồ ăn mềm như cháo, súp, đồ ăn xay nhuyễn….
– Bổ sung những thức ăn giàu dinh dưỡng: Sau khoảng 2-3 ngày nhổ răng, vết thương đã gần như lành hẳn. Đây là thời điểm người bệnh cần chú ý hơn vào chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên nhai thức ăn ở bên không nhổ răng để tránh tác động vào vết thương.
Nên kiêng:
– Thực phẩm chưa được chế biến kỹ, có tính axit, nóng, cứng hay dai. Ăn những thức ăn này yêu cầu hàm phải sử dụng một lực mạnh. Điều này sẽ dẫn tới nguy cơ tổn thương cho vết nhổ răng.
– Thực phẩm giòn, có vụn như bánh quy, đồ ăn chiên rán… Khi vết thương chưa lành hoàn toàn, những mảnh vụn cứng từ các món ăn này rất dễ rơi vào ổ răng khiến nhiễm trùng.
– Đồ ăn, đồ uống ngọt. Trong những món ngọt chứa nhiều đường. Khi ăn, chất này sẽ khiến tình trạng sưng kéo dài hơn.
– Thuốc lá, những đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia… Người bệnh nên kiêng rượu, bia, chất kích thích nói chung ít nhất 5-7 ngày sau khi nhổ răng.
Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc sau bao lâu từ khi nhổ răng khôn thì có thể ăn cơm. Cần lưu ý để vết thương nhanh lành, không gặp tình trạng nhiễm trùng và người bệnh sớm trở lại với sinh hoạt bình thường, cần có chế độ chăm sóc sau khi nhổ răng khôn hợp lý và khoa học.