Giải đáp: Có nên mổ thoát vị đĩa đệm không

Nhiều người bệnh luôn thắc mắc có nên mổ thoát vị đĩa đệm không? Đối với tình trạng này, phẫu thuật sẽ là phương pháp điều trị tối ưu nhất. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị bằng các phương pháp bảo tồn như dùng thuốc, tiêm steroid ngoài màng cứng….Vậy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để trả lời cho thắc mắc thoát vị đĩa đệm có nên mổ hay không nhé

1. Khái quát bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống lệch khỏi vị trí bình thường hoặc xuyên qua dây chằng và chèn vào rễ thần kinh gây tình trạng đau, tê.

Tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương mà các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm có thể khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm mà người bệnh có thể gặp phải:

– Đau lưng

– Các hoạt động hạn chế

– Mất cảm giác

– Tê bì chân tay

Có nên mổ thoát vị đĩa đệm không: Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống lệch khỏi vị trí bình thường hoặc xuyên qua dây chằng và chèn vào rễ thần kinh gây tình trạng đau, tê.

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống lệch khỏi vị trí bình thường hoặc xuyên qua dây chằng và chèn vào rễ thần kinh gây tình trạng đau, tê.

2. Lý giải: Có nên mổ thoát vị đĩa đệm không?

Câu trả lời tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của người bệnh. Thực tế chứng minh, trong 10 người bị thoát vị đĩa đệm thì tới 9 người hoàn toàn có khả năng cải thiện triệu chứng hoặc phục hồi mà không cần phẫu thuật. Vì thế, không phải trường hợp thoát vị đĩa đệm nào cũng cần thiết phải chỉ định mổ.

Trước khi quyết định thoát vị đĩa đệm có cần can thiệp phẫu thuật không, bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử điều trị và kết quả chẩn đoán hình ảnh (chụp X-quang, chụp MRI). Việc mổ đúng thời điểm giúp loại bỏ nhân thoát vị, đồng thời giải phóng sự chèn ép các dây thần kinh, nhanh chóng phục hồi chức năng đĩa đệm hiệu quả.

3. Thoát vị đĩa đệm cần phẫu thuật khi nào?

Theo các chuyên gia y tế, chỉ khoảng 10% số người bệnh thoát vị đĩa đệm được chỉ định mổ. Cụ thể là đối với các trường hợp như sau:

– Điều trị bằng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện sau khoảng 2 tháng nhưng bệnh không thấy thuyên giảm.

– Triệu chứng đau, tê bì ở mức độ nghiêm trọng, chèn ép lên các dây thần kinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng di chuyển, vận động của người bệnh.

– Liệt chi, liệt nửa người, không còn khả năng kiểm soát vận động.

– Mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang dẫn đến việc đại tiện, tiểu tiện không tự chủ, tiểu són, tiểu rắt…

Thoát vị đĩa đệm cần phẫu thuật khi nào?

Trước khi quyết định thoát vị đĩa đệm có cần can thiệp phẫu thuật không, bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử điều trị và kết quả chẩn đoán hình ảnh (chụp X-quang, chụp MRI)

4. Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm phổ biến hiện nay

Ngày nay, với sự tiến bộ của y học hiện đại, việc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng can thiệp ngoại khoa xuất hiện nhiều phương pháp mới. Mỗi phương pháp phẫu thuật đều có ưu và nhược điểm riêng, cụ thể như sau:

4.1 Phẫu thuật mở

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ thực hiện một đường mổ từ lối sau qua ống sống, cách vị trí đĩa đệm bị lệch khoảng 3cm. Sau đó, thực hiện cắt dây chằng vàng một bên rồi lấy phần đĩa đệm bị thoát vị ra ngoài.

Tuy nhiên, người bệnh sau khi phẫu thuật mổ có thể gặp những tai biến, biến chứng như: Xén vào rễ thần kinh, rách màng cứng, tổn thương mạch máu và các cơ quan trong ổ bụng, đau tăng sau mổ do phù rễ thần kinh, sót mảnh đĩa đệm…

4.2. Mổ nội soi

Trước khi tiến hành phẫu thuật nội soi, người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ hoặc ngoài màng cứng để tránh đau và giúp quá trình mổ diễn ra thuận lợi hơn.

Ưu điểm của phương pháp mổ nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm: Phẫu thuật nội soi được thực hiện trực tiếp vào đĩa đệm. Vì vậy, quá trình mổ không gây tổn thương cho các mô xung quanh. Đồng thời việc giải quyết các dây thần kinh bị chèn ép cũng dễ dàng hơn. Ngay sau phẫu thuật khoảng vài tiếng, người bệnh hoàn toàn có thể đi lại, vận động bình thường. Sau 2-3 ngày là người bệnh có thể xuất viện.

4.3. Vi phẫu thoát vị đĩa đệm:

Phương pháp vi phẫu thoát vị đĩa đệm được thực hiện thông qua một vết cắt nhỏ ở đường giữa của lưng dưới. Kỹ thuật này giúp bỏ phần đĩa đệm thoát vị ra ngoài, giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép.

Phương pháp phẫu thuật này mang lại tính thẩm mỹ cao, khả năng tái phát thấp và ít gây biến chứng.

5. Chăm sóc người bệnh đúng cách sau mổ thoát vị đĩa đệm

Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể về thời gian xuất viện, thời điểm hoạt động bình thường, tập thể dục… Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định tập thêm các bài tập vật lý trị liệu. Tốc độ phục hồi phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, phương pháp phẫu thuật thực hiện và biến chứng có thể gặp phải.

Thông thường, sau phẫu thuật, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi 2 tuần để các mô mềm lành lại. Đối với vi phẫu cắt bỏ đĩa đệm, người bệnh thường có thể bắt đầu tập vật lý trị liệu từ tuần thứ 2 hoặc thứ 3. Các bài tập chủ yếu vào mục tiêu tăng cường cơ bắp, nới lỏng các khớp bị cứng và bảo vệ cột sống.

Người bệnh cũng bắt đầu quay trở lại với thói quen sinh hoạt, làm việc thông thường. Tuy nhiên, điều quan trọng là nên chú ý đến tư thế trong sinh hoạt hằng ngày, không nên ngồi nhiều, cúi người về phía trước quá lâu tránh gây áp lực lên cột sống.

Bác sĩ khuyến khích người bệnh nên đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng để đạt được hiệu quả phục hồi tốt nhất. Bên cạnh đó, sau phẫu thuật nếu muốn lái xe cần phải đợi đến khi triệu chứng đau biến mất hoàn toàn.

Bác sĩ khuyến khích người bệnh nên đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng để đạt được hiệu quả phục hồi tốt nhất.

Bác sĩ khuyến khích người bệnh nên đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng để đạt được hiệu quả phục hồi tốt nhất.

6. Phòng ngừa tình trạng thoát vị đĩa đệm xuất hiện

Đây là bệnh lý mà mỗi người hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách áp dụng các biện pháp sau:

– Tập luyện thể dục thể thao đều đặn hằng ngày để tăng cường sự dẻo dai và sức mạnh cho xương khớp.

– Duy trì cân nặng ở mức vừa phải, giảm cân nếu đang thừa cân béo phì.

– Không mang, khuân vác đồ nặng tránh gây tổn thương cột sống.

– Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp.

– Tuyệt đối không hút thuốc, hạn chế rượu bia.

– Chủ động kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ và đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng cảnh báo thoát vị đĩa đệm.

Trên đây là một số thông tin về triệu chứng, điều trị và phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm. Hi vọng bạn đọc sẽ có thêm các kiến thức hữu ích để chủ động chăm sóc sức khỏe xương khớp cho bản thân cũng như cho gia đình hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital