Nuốt phải xương cá là một tai nạn không có gì hiếm lạ. Tai nạn này có thể nguy hiểm hoặc không, tùy trường hợp cụ thể. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin được làm sáng tỏ thắc mắc nuốt xương cá có sao không. Để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, đọc ngay thông tin trong bài viết, bạn nhé!
Menu xem nhanh:
1. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Nuốt xương cá có sao không?
Nuốt xương cá có sao không? Tùy trường hợp cụ thể, câu hỏi này sẽ có câu trả lời khác nhau. Dưới đây là thông tin chi tiết về những trường hợp nuốt xương cá không nguy hiểm và những trường hợp nuốt xương cá nguy hiểm.
1.1. Nuốt phải xương cá không sao
Bạn có thể nuốt phải xương cá mà không gặp một bất trắc nào. Cùng với các thức ăn khác, xương cá có thể được tiêu hóa hiệu quả bởi acid và các men tại dạ dày và ruột non. Một phần của nó được cơ thể hấp thụ. Phần còn lại được thải ra ngoài dưới dạng phân, thông qua ruột già và hậu môn. Thường thì những xương cá mà dạ dày, ruột non có thể xử lý là xương cá nhỏ, mềm.
1.2. Nuốt phải xương cá “có sao”
Nếu xương cá mà bạn nuốt phải là xương cá lớn, cứng, dạ dày và ruột non không thể xử lý hoặc xương cá mà bạn nuốt phải bị mắc lại trong họng, thực quản thì câu chuyện sẽ khác.
1.2.1. Xương cá lớn, cứng dạ dày và ruột non không thể xử lý
– Tại dạ dày: Xương cá có thể đâm thủng dạ dày. Tình trạng thủng dạ dày nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến viêm phúc mạc và khiến người bệnh tử vong.
– Tại ruột non: Xương cá cũng có thể đâm thủng ruột non, dẫn đến viêm phúc mạc, khiến tính mạng người bệnh bị đe dọa.
– Tại ruột già: Tương tự dạ dày và ruột non, ruột già cũng có thể bị xương cá đâm thủng và trở thành nguyên nhân phát sinh tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng ổ bụng.
– Tại hậu môn: Dù chỉ là hi hữu nhưng xương cá có thể làm áp xe quanh hậu môn và làm hậu môn xuất hiện nhiều đường rò.
1.2.2. Xương cá mắc lại trong họng, thực quản
– Tại họng: Xương cá có thể gây áp xe cục bộ niêm mạc họng. Khối áp xe khởi phát do xương cá có thể phát triển đến mức làm tắc khí quản, khiến người bệnh tử vong.
– Tại thực quản: Xương cá có thể đâm thủng thực quản. Thực quản là nơi có nhiều động mạch chủ. Xương cá mắc lại tại đây cũng có thể đâm thủng những mạch này.
Phía trên chỉ là 2 nguy cơ phổ biến nhất của tình trạng hóc xương cá. Ngoài 2 nguy cơ đó, xương cá còn có thể di chuyển từ họng, thực quản đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể, làm những bộ phần này nhiễm trùng, áp xe, vô cùng nguy hiểm.
Xương cá có thể mắc lại trong họng, thực quản mà không gây áp xe cục bộ niêm mạc họng hay thủng thực quản, thủng động mạch chủ ngay. Trong những trường hợp đó, người bệnh lại có thể gặp nguy hiểm theo một kiểu khác. Đó là gặp nguy hiểm do áp dụng mẹo chữa hóc xương cá dân gian. Phổ biến nhất có thể kể đến là các mẹo: Dùng Vitamin C và thực phẩm chứa Vitamin C (như vỏ chanh, cam, bưởi,…), dùng thực phẩm chứa Acid (như giấm), dùng thực phẩm có tính dẻo (như chuối, cơm, kẹo dẻo,…), dùng tỏi, dùng nước ngọt có gas,… Thậm chí, có nhiều người còn áp dụng các mẹo thần bí vô cùng như: Đảo đầu đũa trên bàn ăn, xoay cành cây trên lối đi,…
Chỉ một số ít mẹo dân gian là thực sự có hiệu quả trong chữa hóc xương cá. Nhưng chúng cũng chỉ hiệu quả trong một số ít trường hợp, khi xương cá nhỏ, mềm, mắc ở những vị trí đơn giản. Trong những trường hợp phức tạp còn lại, tin tưởng và áp dụng mẹo dân gian một cách mù quáng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng hóc xương cá và tự đưa bản thân vào nguy cơ áp xe cục bộ niêm mạc họng, thủng thực quản, thủng động mạch chủ,…
2. Nuốt xương cá phải làm sao?
Khi nuốt xương cá, phải làm sao để đảm bảo sự an toàn của bản thân? Vì chưa chắc nuốt phải xương cá đã nguy hiểm nên bạn hãy bình tĩnh.
Nếu xương cá trôi từ họng xuống dạ dày một cách thuận lợi, tiếp tục theo dõi tình trạng cơ thể. Đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay lập tức nếu trong thời gian theo dõi, cơ thể bạn xuất hiện những triệu chứng: Đau, châm chích họng; nuốt vướng, nuốt đau; ho nhiều và/hoặc ho ra máu; sưng, phù nề cổ; đau sau xương ức, đau lan lên vai và cổ; đau bụng;…. Trong trường hợp này, rất có thể, xương cá đã làm tổn thương họng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già,…
Nếu xương cá không trôi từ họng xuống dạ dày một cách thuận lợi, mà mắc lại trong họng, thực quản, đầu tiên, thay vì áp dụng các mẹo chữa hóc xương cá lưu truyền trong dân gian, bạn hãy cố gắng nôn. Mặc dù nôn là cách xử lý hóc xương cá được chuyên gia khuyến cáo nhưng bạn không nên nôn nhiều hay dùng tay để kích thích phản ứng này. Do nôn nhiều làm Acid dạ dày trào ngược nhiều mà Acid dạ dày trào ngược nhiều làm thanh quản sưng, phù nề, tổn thương. Còn dùng tay để kích thích phản ứng này có thể vô tình làm xương cá bị đẩy vào vị trí phức tạp hơn.
Tiếp theo, nếu nôn không hiệu quả, bạn hãy ngậm Vitamin C. Vitamin C có khả năng làm mềm xương cá, giúp xương cá dễ dàng rơi xuống dạ dày hơn. Vitamin C bạn có thể mua tại tất cả các quầy thuốc trên toàn quốc.
Cuối cùng, nếu ngậm Vitamin C cũng không hiệu quả, cảm giác nuốt vướng, nuốt đau không biến mất, tốt nhất là bạn nên đến cơ sở y tế uy tín gần nhất càng sớm càng tốt để được chuyên gia thăm khám và điều trị chuyên nghiệp.
Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi nuốt xương cá có sao không. Theo đó, tùy trường hợp cụ thể, nuốt phải xương cá có thể nguy hiểm hoặc không. Để đảm bảo an toàn cho bản thân, khi nuốt phải xương cá, hãy liên tục quan sát cơ thể và nhanh chóng đến bệnh viện nếu có biểu hiện bất thường.