Trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin phòng phế cầu, cha mẹ rất cần chú ý tới việc tiêm phế cầu phòng bệnh gì, để có thể phối hợp với bác sĩ cho trẻ tiêm đúng phác đồ và chỉ định.
Menu xem nhanh:
1. Khái quát về bệnh phế cầu và vắc xin phòng bệnh phế cầu
1.1. Định nghĩa bệnh phế cầu là gì?
Bệnh lý phế cầu là hiện tượng nhiễm trùng khuẩn do vi khuẩn có tên là Streptococcus pneumoniae gây nên. Bệnh phế cầu được đánh giá là một trong những loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhất là đối với đối tượng trẻ em.
Theo các con số thống kê trên thế giới, thì hàng năm có hàng triệu trẻ em bị tử vong do bệnh phế cầu gây nên. Đây là số liệu rất đáng lo ngại đối với thế hệ tương lai. Theo đó, việc tiêm phòng vắc xin phế cầu được coi là biện pháp tối ưu và hiệu quả trong việc phòng tránh bệnh phế cầu, cũng như giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe.
1.2. Tiêm phế cầu phòng bệnh gì?
Bệnh lý phế cầu xảy ra khi có sự tấn công của cầu khuẩn Streptococcus. Loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể và tấn công hệ miễn dịch, gây ra hiện tượng mắc một số loại bệnh như: viêm màng não, viêm phổi,…Tiêm phòng vắc xin phế cầu giúp kích thích khả năng phòng vệ, cơ chế tự bảo vệ trong cơ thể.
– Tiêm vắc xin phế cầu giúp phòng bệnh viêm phổi: Viêm phổi là một loại bệnh phổ biến và thường hay gặp ở nhiều đối tượng, nhất là đối tượng trẻ em và người già – những người có đề kháng và hệ miễn dịch kém. Virus phế cầu gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp, tạo thành các ổ viêm, chủ yếu ở vùng họng. Khi bị nhiễm virus này, sẽ gây ra một số hiện tượng như: ho, sốt, mệt mỏi, đau họng,…Đặc biệt, phế cầu còn có thể lây lan qua con đường giao tiếp, hắt xì hơi, ho,…Đặc biệt đối tượng trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất. Những trường hợp bị bệnh nặng, trẻ sẽ dễ dẫn tới: quấy khóc, bỏ bú, sốt cao,…Do vậy, cần tiêm vắc xin phòng phế cầu đầy đủ cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ.
– Tiêm vắc xin phế cầu giúp phòng tránh bệnh viêm màng não: Viêm màng não là căn bệnh hết sức nguy hiểm và có thể để lại những biến chứng nặng tới quá trình phát triển và sức khỏe của trẻ: ảnh hưởng tới dây thần kinh, liệt nửa người,…Khi mắc bệnh viêm màng não, trẻ em thường sẽ có những biểu hiện sau: sốt cao, tiêu chảy kéo dài, quấy khóc, bỏ ăn,…
– Bệnh lý viêm tai giữa: Viêm tai giữa cũng là một loại bệnh gây ra do phế cầu khuẩn. Bệnh này cũng thường xảy ra ở đối tượng trẻ em. Viêm tai giữa gây ra các ổ viêm, trú ngụ ở các khu vực như họng, mũi, sau đó chảy dịch xuống tai và ứ đọng ở bên trong tai, lâu dần thành viêm. Bệnh viêm tai giữa nếu không được kịp thời điều trị sẽ dẫn tới ảnh hưởng thính giác, màng nhĩ của trẻ.
– Bệnh lý nhiễm trùng huyết: Đây cũng là một bệnh lý gây ra do phế cầu khuẩn. Bệnh lý xảy ra với hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào đường máu trong cơ thể, gây ra những biến chứng như: sốt cao, quấy khóc, bỏ ăn, li bì,…Nếu không được kịp thời điều trị còn có khả năng gây ra hiện tượng sốc nhiễm trùng, đe dọa tới tính mạng của trẻ.
1.3. Tiêm phế cầu phòng bệnh gì? – Loại vắc xin phổ biến
Vắc xin Synflorix hiện nay là loại vắc xin chuyên để phòng tránh các bệnh do phế cầu khuẩn gây nên. Loại vắc xin này bao gồm 10 loại kháng nguyên giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn phế cầu. Synflorix sử dụng được cho đối tượng trẻ em, từ 6 tuần tuổi trở lên cho tới 5 tuổi. Phác đồ tiêm chủng vắc xin này cần theo sát và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để mang tới khả năng phòng bệnh tối ưu cho trẻ.
2. Một số tác dụng phụ xảy ra khi tiêm vắc xin Synflorix
Đối với bất cứ loại vắc xin nào đều có thể có khả năng xảy ra các tác dụng phụ. Các hiện tượng này xảy ra nhiều hay ít, nặng hay nhẹ tùy thuộc vào cơ địa và sức đề kháng của cơ thể mỗi trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần nắm được để có thể theo dõi sát sao phản ứng của trẻ sau khi tiêm.
– Một số phản ứng có thể gặp: trẻ bỏ ăn, quấy khóc, sưng nóng đỏ chỗ tiêm, có thể sốt dưới 38 độ.
– Một số phản ứng không hay gặp: trẻ nôn trớ, xuất hiện nốt sưng nhỏ.
– Một số phản ứng hiếm gặp: co giật, phát ban, nổi mề đay, viêm da,…
3. Những điều cần lưu ý trước khi cho trẻ đi tiêm vắc xin phế cầu
Trước khi cho trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu, bố mẹ cần nắm được những lưu ý dưới đây, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ:
– Không nên tiêm chủng vắc xin cho trẻ nếu trẻ đang có biểu hiện sốt cao.
– Vắc xin phòng phế cầu Synflorix chỉ được sử dụng với việc tiêm đường bắp. Không được tiêm vắc xin qua đường tĩnh mạch hoặc tiêm trong da.
– Cần xin ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi tiêm vắc xin cho trẻ trong trường hợp trẻ mắc bệnh lý: rối loạn chức năng đông máu, giảm tiểu cầu,…
– Cần tiêm đầy đủ các mũi vắc xin phế cầu và các mũi vắc xin phòng bạch hầu – uốn ván – Hib. Hai loại vắc xin này không có khả năng thay thế cho nhau.
– Với những trường hợp trẻ đang trong quá trình sử dụng các loại thuốc liên quan tới ức chế miễn dịch thì cũng có thể làm giảm tác dụng của vắc xin phế cầu.
– Nên tiêm vắc xin cho trẻ đúng phác đồ, tốt nhất là nên hoàn thành phác đồ trước khi trẻ 2 tuổi để trẻ có sự bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
– Nên theo dõi trẻ sát sao sau khi tiêm chủng để kịp thời phát hiện tác dụng phụ xảy ra nếu có. Nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu lạ, bất thường thì nên lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để kịp thời xử lý.
– Nên lưu lại phòng tiêm ít nhất là 30 phút sau khi tiêm để phòng tránh khả năng xảy ra sốc phản vệ.
– Cần có phương án xử trí cấp cứu đối với các trường hợp sốc phản vệ xảy ra sau khi tiêm chủng.
– Nên tiêm chủng ở những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín, để đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng.
Trên đây là những thông tin về vắc xin phòng phế cầu cha mẹ cần biết để đưa trẻ đi tiêm. Nếu bố mẹ có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhé.