Giải đáp câu hỏi: Hóc xương cá nên ăn gì

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ 

Nguyễn Chí Trung

Bác sĩ Tai Mũi Họng

Hóc xương cá nên ăn gì để hết hóc, hay ăn gì để không lo biến chứng – Đây là một trong những chủ đề rất đáng quan tâm hiện nay. Dù thế, không ít những sai lầm trong vấn đề này vẫn đang xảy ra, khiến việc chữa hóc xương cá nhiều khi gặp những tai nạn bất ngờ. Đừng bỏ qua những thông tin sau đây nếu bạn cũng đang quan tâm đến việc ăn uống khi bị hóc xương cá.

1. Bị hóc xương cá nên ăn món gì?

1.1. Hóc xương cá và những biểu hiện nhận biết

Hóc xương cá là hiện tượng xương cá bị dính móc ở vị trí nào đó trên đường di chuyển từ cổ họng xuống thực quản. Tình trạng này khiến cho người bị hóc cảm giác đau nhức, ứ nghẹn, thường khó nhai nuốt, khi nuốt bị đau cổ họng nhiều hơn. Ngoài ra, hóc xương cá cũng có thể gây các tình trạng khác như ho nhiều, cảm giác muốn nôn trớ, khàn tiếng, mất tiếng, thở khó, ho ra máu hoặc trong nước bọt có máu.

Tình trạng hóc xương cá do nhiều nguyên nhân gây nên. Nhưng chủ yếu nhất, đó là sự bắt nguồn từ tình huống ăn uống không nhận thức được xương cá trong miệng và nuốt vội xuống. Điều đó có thể do cơn ho sặc, việc cười đùa khi ăn cơm, hoặc khi ăn cá kèm theo việc uống nước, rượu, đồ ngọt,…

Hóc xương cá nên ăn gì

Hóc xương cá xuất phát từ nhiều nguyên nhân

1.2. Những món ăn thường được dùng làm mẹo chữa khi hóc xương cá

Khi bị hóc, nhiều người thường dùng các mẹo để áp dụng chữa hóc xương cá. Trong đó, có những mẹo liên quan đến đồ ăn để giúp xương cá trôi xuống như: ăn cơm nóng, ăn chuối, ăn bánh mì, khoai,… Vậy những món đồ này liệu có hiệu quả khi chữa hóc xương cá?

Nhiều người tin rằng, những đồ ăn có tính dẻo, đặc như thế khi nuốt xuống sẽ khiến mảnh xương cá bị hóc bị cuốn trôi cùng và đi xuống dạ dày. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà điều này có thể có những tác động khác nhau. Trong trường hợp nếu xương cá mảnh và nhỏ, điều này có thể thành công. Tuy nhiên, không ít trường hợp sau khi dùng cách này cảm thấy đau hơn, khó chịu hơn. Đó là do xương cá bị đâm vào vị trí sâu hơn trong cổ họng, khiến người bệnh thấy khó chịu.

Trong diễn biến khác, xương cá theo các món ăn rơi ra khỏi vị trí hóc ban đầu. Tuy nhiên, xương cá lại rơi vào khu vực phổi, thanh quản hay dạ dày,…. Chúng có thể đâm vào phổi, vào dạ dày,… tạo ra tình trạng thủng phổi, thủng dạ dày, xẹp phổi, viêm thanh quản,…Xương cá cũng có thể làm viêm nhiễm khu vực đường thở, gây áp xe, bít tắc đường thở, khiến người bệnh có nguy cơ bí thở, tắc thở, thậm chí là ngừng thở và nguy hiểm cho tính mạng nếu không được hỗ trợ sơ cứu kịp thời, đúng cách.

1.3. Vậy, hóc xương cá thì nên ăn gì để không bị hóc nữa?

Trả lời cho câu hỏi: hóc do xương cá nên ăn gì để chữa hóc nhanh chóng, hiệu quả, các chuyên gia y tế cho biết: không nên cố ăn để đẩy xương cá xuống. Điều này có thể gây ra tình trạng dị vật bỏ quên với nguy hiểm không ngờ, tiêu biểu như tình huống đã phân tích trên đây với nguy cơ về các bệnh viêm nhiễm và tình trạng dị vật đường thở có khả năng gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Khi bị hóc xương cá, bạn nên đến các cơ sơ y khoa chuyên Tai Mũi Họng để có thể được các bác sĩ hỗ trợ kiểm tra hình dạng, kích thước xương cá và có cách loại bỏ xương cá theo cách phù hợp.

2. Làm thế nào để bỏ xương cá khỏi vị trí hóc?

Để an toàn cho người bị hóc, việc gắp xương cá hoặc dùng thủ thuật sơ cứu hóc để khiến dị vật đi ra theo đường miệng họng của người bị hóc.

2.1. Cách sơ cứu lấy dị vật ra qua đường miệng

Việc sơ cứu đẩy dị vật hóc hiện nay đang dùng chủ yếu là nghiệm pháp Heimlich. Đây là phương pháp đẩy dị vật với cơ thế tác động lực phù hợp lên lưng hoặc lên vùng thượng vị của người bị hóc, khiến dị vật bị đẩy ra ngoài. Khi áp dụng phương pháp này, nên chú ý cảm giác của người bị hóc. Nếu người bị hóc xương cá cảm giác đau dữ dội khi thực hiện nghiệm pháp, thì người hỗ trợ nên dừng lại để cảnh giác tình trạng xương cá đâm sâu hơn vào niêm mạc họng của người bị hóc.

Bên cạnh đó, dù đã lấy được xương cá qua họng miệng bằng phương pháp này, người bị hóc vẫn nên đến các cơ sở y khoa để xác định những ảnh hưởng của hóc xương cá và phòng trừ trường hợp còn sót dị vật nuốt phải.

Hóc xương cá nên ăn gì

Kiểm tra sau tình huống hóc để đảm bảo không sót dị vật

2.2. Gắp xương cá để loại trừ tình huống hóc

Việc gắp xương cá là thao tác cơ bản và cần thiết trong điều trị hóc. Hiện tại, gắp dị vật xương cá có thể chia ra một số tình huống như:

– Gắp trực tiếp xương cá khi xác định vị trí xương cá được nhìn thấy khi soi hầu họng.

– Nội soi gắp xương cá bằng ống nội soi và kẹp chuyên dụng với các xương cá ở vị trí sâu hơn, nhưng vẫn có khả năng nhìn thấy nhờ ống nội soi.

– Phẫu thuật mở đường cánh để gắp xương cá trong tình huống xương cá đâm sâu vào niêm mạc, tạo ra các ổ viêm nhiễm, hoại tử, áp xe phải xử lý trực tiếp.

Với mỗi phương pháp, các bác sĩ sẽ cân nhắc theo tình trạng người bệnh, kích thước xương cá, vị trí hóc,… để quyết định phù hợp với tiêu chí an toàn và hiệu quả.

Hóc xương cá nên ăn gì

Thăm khám để được chỉ định chữa hóc xương cá đúng cách

3. Chữa hóc xương cá nên kết hợp ăn món gì?

Ăn món gì không thể giúp bạn hết hóc xương cá, nhưng khi kết hợp các món ăn trong giai đoạn sau khi chữa hóc xương cá lại là điều cần thiết. Nguyên nhân là vì sau khi bị hóc, cổ họng của người bệnh cũng ảnh hưởng ít nhiều. Thêm nữa, có những trường hợp xương cá lâu trong cổ họng để lại không ít biến chứng. Thế nên cần phải kết hợp việc ăn uống phù hợp sau khi gắp xương cá để việc phục hồi của người bị hóc là tốt nhất.

Người hóc xương cá sau điều trị nên ăn các món ăn nhẹ nhàng, dễ nuốt. Cần tránh các món cay nóng hay gia vị mạnh, sẽ ảnh hưởng nhiều đến niêm mạc họng. Thêm nữa, việc uống nhiều nước là điều được khuyến nghị để tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.

Như vậy, thay vì tìm kiếm câu trả lời cho tình trạng hóc xương cá nên ăn gì, chúng ta cần chú ý việc chữa hóc xương cá nhanh và an toàn nhất. Bởi, hóc xương cá không chỉ nhiều nguy cơ bệnh lý mà còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nếu không được xử lý kịp thời. Đồng thời, nên chú ý và chăm sóc sau tình huống hóc đúng cách, tránh những biến chứng viêm nhiễm trở lại.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital