Cận thị là một trong những vấn đề về tật khúc xạ điển hình ở nước ta với tỷ lệ khá cao. Với những người bị cận, việc cắt kính nhằm hỗ trợ khả năng nhìn là điều thiết yếu và cần được tiến hành kịp thời, đúng lúc. Vậy, cắt kính cận mất bao nhiêu tiền? Cùng khám phá vấn đề này trước khi cắt kính để hiểu hơn về quá trình khám, cắt kính cũng như có cho mình sự tham khảo phù hợp về dịch vụ này.
Menu xem nhanh:
1. Quy trình đo thị lực và cắt kính cận
Cận thị là tình trạng mắt trong điều kiện thông thường không thể nhìn rõ các vật thể xa, trong khi có thể nhìn thấy các đồ vật ở gần. Khi đó, tròng kính cận với khả năng hỗ trợ lấy nét hình ảnh, giúp cải thiện khả năng nhìn của đôi mắt với các đồ vật ở xa. Để có một chiếc kính cận phù hợp, chúng ta cần đi khám và đo độ cận chính xác, từ đó lựa chọn kính và tròng mắt phù hợp. Xem xét quy trình này sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề giá thành khi cắt kính.
Quy trình cắt kính như sau:
1.1. Kiểm tra và đo thị lực
Tại các bệnh viện nhãn khoa, bạn sẽ được bác sĩ và điều dưỡng kiểm tra các vấn đề về mắt, các bệnh về mắt có thể liên quan gây tình trạng nhìn kém và đo độ cận. Độ cận sẽ được đo bằng máy đo khúc xạ tự động và sử dụng bảng thị lực điện tử để kiểm tra. Bảng thị lực điện tử hiện nay thường đang dùng loại bảng chữ cái, bảng chữ E, bảng chữ C và bảng thị lực dành cho trẻ.
Tại các cửa hàng kính thuốc, việc kiểm tra sẽ có quy trình khác một chút so với ở bệnh viện. Đó là, các cửa hàng thường không có mục bác sĩ thăm khám tình trạng bệnh lý về mắt. Trên thực tế, vấn đề mắt kém không chỉ do tật khúc xạ mà còn có thể từ nhiều bệnh lý. Do đó, việc khám mắt chuyên sâu là điều cần thiết để người đo kính được chẩn đoán độ cận phù hợp, điều trị các bệnh lý liên quan, từ đó đảm bảo sở hữu một chiếc kính cận phù hợp, khoong bị lệch độ so với thực tế và có thể sử dụng lâu dài, hữu ích cho bản thân.
1.2. Thử kính phù hợp dựa trên kết quả từ việc đo khúc xạ tự động
Dựa trên kết quả đo khúc xạ tự động, bác sĩ sẽ điều chỉnh số kính phù hợp với độ cận, khoảng cách 2 đồng tử,… của người dùng và đưa mặt nạ thị lực có gắn tròng kính thử cho người đo kính. Khi này, bạn sẽ đeo kính thử, thử đi lại, đọc chữ,… trong tầm khoảng 20 phút. Trong khoảng thời gian này, bạn sẽ được kết hợp với việc đọc chữ cái và ký tự trên bảng đo thị lực cũng như nhìn các đồ vật ở gần – xa.
Trong khoảng thời gian này, nếu không có hiện tượng chóng mặt, đau đầu, lóa hay mờ thị lực, điều này có nghĩa tròng kính này phù hợp với bạn. Lúc này, bác sĩ sẽ kê đơn kính hoàn chỉnh cho bạn.
1.3. Khám mắt bán phần, dùng máy sinh hiển vi
Đây là nước quan trọng nhằm phát hiện các bệnh lý ở mắt. Bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi và ánh sáng chiếu thẳng vào mắt để phát hiện các bệnh lý như viêm giác mạc, viêm kết mạc, mờ, đục thủy tinh thể, hay các vấn đề về mắt khác. Với một số tình trạng mắt đặc biệt, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp khám khác nhằm kiểm tra khả năng điều tiết, soi bóng đồng tử,… phù hợp với người bệnh.
1.4. Kê đơn kính cho người cận thị và cắt kính
Sau khi đo thị lực, kiểm tra, để người cận thử tròng kính, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận, viết đơn kính cho người đo kính. Khi này, bạn có thể tiến hành lựa chọn các tính năng bổ sung đặc biệt cho tròng kính của mình như: chống lóa, chống mờ hơi nước, chống UV, chống ánh sáng xanh, chống nắng, …. cũng như chọn loại dáng mắt kính, gọng kính phù hợp. Sau đó, bác sĩ sẽ thông báo với kỹ thuật viên để gia công chiếc kính cận hoàn chỉnh cho bạn.
Nhìn chung, quy trình đo kính cần được thực hiện bởi các chuyên gia có kỹ năng, kiến thức về tật khúc xạ và về kính thuốc, có thiết bị đầy đủ đo chính xác thị lực mắt, đồng thời, đội ngũ gia công chuyên nghiệp đảm bảo độ chính xác và phù hợp cho người bị cận. Một chiếc kính cận chuẩn không chỉ giúp bạn nhìn rõ hơn, mà còn cải thiện thị lực giúp bạn, làm bạn tự tin, thoải mái hơn khi sử dụng. Hãy nhớ những điều này để chọn kính cận cho mình.
2. Vấn đề giá tiền khi cắt kính cận
Xem xét quy trình cắt kính cận trên đây, có thể thấy, chi phí cắt kính cận hết mất bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
– Chi phí khám mắt, đo thị lực và thử kính
– Giá thành của gọng kính
– Giá thành tròng kính
Trong đó, giá của gọng kính thường theo lựa chọn của bản thân người bị cận, có thể sử dụng loại gọng nhựa, gọng kim loại, gọng trong suốt hay các mẫu gọng kính mà bản thân thấy phù hợp với mình. Tròng kính cho người bị cận cũng như vậy. Bạn có thể lựa chọn theo các tính năng như: chống xước, chống lóa, tròng kính đa tròng, tròng siêu mỏng, tròng kính đổi màu,… Ngoài ra, giá thành tròng kính còn phụ thuộc vào độ cận của người đeo kính. Thông thường, cùng một loại tròng kính, người có độ cận càng nặng thì chi phí cho tròng kính đó sẽ tốn kém hơn.
Hiện nay, tại TCI, tùy theo lựa chọn của bản thân mà bạn có thể lựa chọn gọng kính với nhiều mức giá từ 350.000 đồng trở lên (giá tại thời điểm hiện tại). Các tròng kính cơ bản tại TCI đang có mức từ 336.000 đồng với mỗi cặp tròng kính (giá niêm yết tại thời điểm hiện tại). Các sản phẩm đều được kiểm nghiệm chất lượng cao, có tem chống hàng giả của Bộ Công an và được bảo hành nắn chỉnh, thay đệm mũi, thay ốc kính trong 12 tháng. Bên cạnh đó, TCI đang triển khai miễn phí khám mắt, đo thị lực, thử kính (trị giá 200.000 đồng), nhờ đó tiết kiệm hơn nhưng vẫn đảm bảo sự chỉn chu trong quy trình cắt kính. Như vậy, khi đi cắt kính cận tại TCI, bạn chỉ tốn chi phí từ 686.000 đồng cho chiếc kính cận, lại được thăm khám cẩn trọng bởi các bác sĩ nhãn khoa đầu ngành để an tâm điều trị các bệnh về mắt (nếu có) và sở hữu kính thuốc phù hợp với bản thân.
Nhìn chung, cắt kính cận mất bao nhiêu tiền sẽ tùy thuộc rất lớn vào lựa chọn của bạn. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần được khám mắt, đo thị lực đầy đủ, phát hiện các bệnh lý về mắt liên quan, từ đó có cho mình sản phẩm kính mắt phù hợp cho riêng mình cũng như an tâm sử dụng kính. Vì thế, hãy lựa chọn cho mình bệnh viện kính mắt uy tín khi cắt kính cận. Bên cạnh đó, đừng quên thăm khám độ cận thị sau khoảng 3-6 tháng để được theo dõi sức khỏe đôi thường xuyên, có giải pháp kịp thời trước sự thay đổi độ cận của bản thân.