Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm đến tính mạng ngay song lại cản trở và gây khó khăn trong nhiều hoạt động cũng như chức năng sống của con người. Một câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm: Bệnh trĩ có chơi thể thao được không – bài viết này sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh trĩ và những thông tin tổng quan
1.1. Bệnh trĩ được hiểu như thế nào – bạn đã biết?
Bệnh trĩ có tên gọi khoa học là Hemorrhoids, là tình trạng phổ biến và quen thuộc trong cộng đồng. Bệnh nhân xuất hiện cá búi thừa ở khu vực hậu môn, các búi này được gọi là búi trĩ, hình thành do sự giãn nở quá mức của tĩnh mạch khu vực hậu môn – trực tràng. Tĩnh mạch này giãn do hai nguyên nhân chính: áp lực cơ học quá mức hoặc tình trạng ứ trệ máu do hồi lưu tĩnh mạch kém gây nên.
Trĩ được các chuyên gia chia thành 2 loại thường gặp là trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó trĩ nội là tình trạng trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn, sa dần ra ngoài theo độ nặng. Trĩ ngoại ngược lại, nằm bên ngoài ngay từ đầu và tăng kích thước gây đau đớn. Ngoài ra, trĩ hỗn hợp là tình trạng kết hợp hai loại trĩ nội và trĩ ngoại, việc điều trị cũng khó khăn hơn.
Theo cấp độ bệnh, trĩ thường được chia làm 4 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn bắt đầu của bệnh là thời điểm bệnh nhẹ, có thể điều trị đơn giản và nhanh chóng bằng thuốc. Giai đoạn 2,3 là giai đoạn bệnh tiến triển, một số trường hợp giai đoạn 2 có thể vẫn điều trị được bằng thuốc. Một số khác và trĩ độ 3 cần điều trị bằng phẫu thuật. Đối với giai đoạn 4, phẫu thuật là cách duy nhất để trĩ được loại bỏ hoàn toàn.
1.2. Tìm hiểu các nguyên nhân tăng nguy cơ mắc trĩ
Các chuyên gia cho rằng có nhiều yếu tố có thể thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh trĩ. Một số yếu tố có thể kể đến như: Tăng áp lực ổ bụng do ngồi nhiều, đứng lâu. Ngoài ra, mang vác vật nặng cũng dễ tăng nguy cơ mắc trĩ. Bệnh trĩ cũng thường do táo bón kéo dài dẫn đến rặn mạnh khi đại tiện, phụ nữ mang thai và sinh nở, người quan hệ tình dục qua hậu môn,….
2. Giải đáp câu hỏi: Bệnh trĩ có thể chơi thể thao hay không?
2.1. Bệnh trĩ có chơi thể thao được không: Giải đáp băn khoăn
Bệnh trĩ có đặc trưng là các búi trĩ gây vướng víu khó chịu, do vậy, nhiều người bệnh quan ngại hoạt động mạnh sẽ khiến trĩ sa ra ngoài nhiều hơn. Vì vậy câu hỏi đặt ra là, có nên chơi thể thao khi bị trĩ, bệnh tình có ngày một nặng thêm hay không.
Câu trả lời là: người bệnh vẫn có thể chơi thể thao. Trên thực tế, nếu được áp dụng hợp lý và đúng cách thì các môn thể thao có vai trò rất lớn trong việc phòng ngừa và điều trị trĩ. Bởi khi vận động thường xuyên, bệnh nhân có thể tránh làm tăng áp lực lên hậu môn do ngồi quá lâu. Ngoài ra, tuần hoàn được lưu thông và hồi lưu tĩnh mạch tốt sẽ giảm sự giãn nở của búi trĩ.
Tuy vậy, cần lưu ý chơi các môn thể thao nhẹ nhàng và tránh các động tác gây ra những tác động lực lớn lên hậu môn. Một số động tác quá mạnh dồn trọng lực làm đẩy búi trĩ lòi ra, bệnh trĩ sẽ càng nặng thêm
Một số môn thể thao không phù hợp cho người bệnh trĩ là đá bóng, nâng tạ, chạy nước rút,… Bệnh cạnh đó, có những loại hình thể thao yêu cầu ngồi lâu như thiền, bệnh nhân trĩ cần cân nhắc tránh các bài tập này để tránh tăng áp lực ổ bụng và hậu môn, trực tràng.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng thường khuyến cáo, nếu có bệnh trĩ thì nên đi chữa khỏi để việc tham gia thể dục thể thao được thoải mái hơn.
2.2. Bệnh trĩ có chơi thể thao được không – Gợi ý môn thể thao phù hợp cho bệnh nhân trĩ
Bơi lội: Môn thể thao tốt cho người bệnh trĩ
Bơi lội khá lý tưởng dành cho những bệnh nhân trĩ ở mức độ nhẹ. Đặc tính của bơi lội là giúp toàn thân phối hợp nhẹ nhàng và vận động không ngừng. Nhờ đó, bơi lội có thể giúp tăng trương lực cho tĩnh mạch trĩ, tăng độ bền cho các cơ co thắt vùng hậu môn. Đặc biệt, khi bơi thì trọng lượng cơ thể con người trong nước sẽ nhẹ hơn hẳn so với bên ngoài nên áp lực lên vùng hậu môn trực tràng có thể dễ dàng giảm đi.
Tuy vậy, vấn đề cần lưu ý khi bơi là người bệnh cần lựa chọn nơi bơi sạch sẽ, chú ý vệ sinh hậu môn sạch sau khi bơi. Nếu không thì nước bể bơi có thể ảnh hưởng đến tình trạng bệnh, gây ra những viêm nhiễm nhiễm trùng hậu môn.
Về tần suất thực hiện, người bệnh trĩ có thể cân nhắc bơi khoảng vài lần mỗi tuần với thời gian không quá dài. Thông thường, khoảng thời gian từ 30-60 phút là lý tưởng, thay vì cố gắng tập luyện quá sức.
Đi bộ: Môn thể thao đơn giản và hiệu quả
Đi bộ là môn thể thao dễ thực hiện, có thể đi bộ ở bất cứ đâu, bất kì thời gian nào. Đi bộ là cách giúp bệnh nhân trĩ cải thiện tình trạng ngồi một chỗ cả ngày.
Bệnh nhân trĩ có thể đi dạo hàng ngày, tuy nhiên cần chú ý luôn giữ người ở tư thế thẳng và thả lỏng toàn bộ cơ thể. Thời gian đi bộ có thể rơi khoảng 30 phút – 1 tiếng thôi là đã có thể giúp bạn cải thiện tình trạng của bệnh, tuần hoàn lưu thông và hệ tiêu hóa cũng tốt hơn. Nếu công việc của bạn có đặc thù cần ngồi hàng giờ liên tục, có thể đi lại nhẹ nhàng một vài phút sau mỗi tiếng làm việc để giảm áp lực lên hậu môn.
Các bài tập co thắt hậu môn
Đây là những bài tập cực tốt dành cho bệnh nhân trĩ. Có thể tập luyện bất kỳ lúc nào, ở bất cứ đâu mà không bị tác động bởi các yếu tố khác bên ngoài. Có thể tiến hành các bước để tập co thắt hậu môn cực kỳ đơn giản như sau. Thả lỏng toàn bộ cơ bắp toàn thân, tập trung vào phần dưới của bụng. Sau đó, nhẹ nhàng hít vào, co cơ siết chặt hai bên đùi và mông lại với nhau. Tiếp theo, thực hiện động tác co thắt vùng hậu môn lại như khi nhịn đại tiện và ổn định tư thế này trong vài giây. Có thể tập động tác này vài lần trong ngày, có thể giúp bệnh nhân hạn chế sa búi trĩ, làm giảm áp lực lên hậu môn, trực tràng.
Nhìn chung, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện các môn thể thao để đảm bảo an toàn.
Trên đây là những điều cần biết về bệnh trĩ cũng như câu trả lời: Bệnh trĩ có chơi thể thao được không. Bệnh nhân nên thăm khám chuyên khoa và điều trị dứt điểm trĩ để bệnh không còn cản trở bạn chơi thể thao cũng như các hoạt động khác trong cuộc sống.