Xương chày hay còn gọi là xương cẳng chân, là một phần xương quan trọng của chi dưới. Xương chày có thể bị gãy do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vậy gãy xương chày có nguy hiểm không là thắc mắc được đông đảo người bệnh quan tâm.
Gãy xương chày có nguy hiểm không? Xương chày đóng vai trò chủ lực, có chức năng điều hòa những hoạt động ở khớp gối và khớp cổ chân. Nó cũng giúp nâng đỡ toàn bộ phần trọng lượng của cơ thể, cho phép cơ thể di chuyển linh hoạt hơn.
Menu xem nhanh:
1. Vì sao xương chày lại gãy?
Với chức năng của xương chày, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, phải hoạt động nhiều nên rất dễ bị gãy do các lý do sau:
- Do gắng sức: hoạt động, vận động quá mức bình thường. Hoặc xương từng bị tổn thương trước đó sẽ dễ bị gãy hơn.
- Do té ngã: rơi từ trên cao xuống hoặc trượt té cầu thang
- Va đập mạnh: nguyên nhân thường do tai nạn giao thông
- Chuyển động xoắn vặn mạnh: thường gặp ở vận động viên thể dục thể thao, trượt băng, trượt tuyết
- Mắc bệnh mạn tính: mắc tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch hoặc bệnh lý xương khớp
Gãy xương chày là một chấn thương ở xương khớp khá phổ biến. Có thể gặp phải ở cả nam và nữ, trong mọi độ tuổi. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây gãy và mức độ gãy cụ thể của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
2. Gãy xương chày có nguy hiểm không?
Xương chày có chức năng quan trọng trong cơ thể nên việc gãy 1 hoặc cả 2 xương lớn nhất ở cẳng chân có tác động rất lớn tới hoạt động của cơ thể. Những triệu chứng ban đầu là bấm tím, đau dữ dội. Nếu gãy xương hở, xương chày còn có thể đâm ra ngoài cơ thể, dễ bị nhiễm trùng.
Gãy xương chày sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động của cơ thể, khiến người bệnh đau đớn, khó khăn trong vận động, sinh hoạt. Nguy hiểm nhất là có thể tàn phế nếu không kịp thời điều trị và điều trị không đúng phương pháp.
3. Dự phòng sau gãy xương chày
Tùy thuộc vào loại gãy xương và mức độ gãy, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp là điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa.
3.1. Điều trị nội khoa
Người bệnh sẽ được chỉ định thuốc uống để giảm đau, chống sưng viêm, kết hợp với bó bột. Người bệnh cần phải sử dụng nạng để hỗ trợ vận động, đồng thời tiến hành vật lý trị liệu để hồi phục sau gãy xương chày nhanh chóng.
3.2. Điều trị ngoại khoa
Với trường hợp xương chày gãy hở hoặc tổn thương nghiêm trọng, người bệnh không thể áp dụng phương pháp điều trị nội khoa thì cần phải phẫu thuật cố định xương gãy. Bác sĩ sẽ sử dụng ốc vít, thanh hoặc tấm, nẹp kim loại để cố định xương cẳng chân với nhau.
Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và sử dụng thuốc theo đúng liều lượng để kiểm soát bệnh. Đồng thời cần chú ý dự phòng tái phát sau gãy xương chày.
3.3. Vận động nhẹ nhàng hàng ngày.
Đây là nguyên tắc cần thiết cho người bệnh gãy xương chày. Nếu bó bột hoặc phẫu thuật, thời gian đầu người bệnh nên nghỉ ngơi hoàn toàn. Sau khi vết thương bắt đầu liền, ít đau đớn, người bệnh nên vận động nhẹ. Có thể sử dụng nạng để di chuyển nhưng nên nhẹ nhàng. Tránh leo cầu thang, đứng hoặc đi lại quá lâu. Trường hợp đau nhức ở vị trí xương gãy cần nghỉ ngơi ngay. Sau khi hồi phục, người bệnh cũng nên chú ý để tránh tái phát gãy xương chày.
3.4. Đảm bảo bữa ăn đủ canxi
Canxi rất cần thiết cho sự tạo xương, ngăn ngừa các bệnh lý xương khớp, hồi phục sớm tình trạng gãy xương. Vì thế, trong thực đơn ăn uống hàng ngày của người bệnh gãy xương chày nên có thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, các loại rau xanh đậm… Người bệnh cũng có thể bổ sung viên uống canxi theo sự chỉ định của bác sĩ.
3.5. Tránh rượu bia, thực phẩm không có lợi cho sức khỏe
Rượu bia là những loại đồ uống có chất kích thích nên không tốt cho người bệnh. Các thực phẩm không có lợi như đồ chiên rán, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn… cũng cần hạn chế vì không đảm bảo chất dinh dưỡng, không an toàn, chứa nhiều phụ gia, phẩm màu không tốt cho sức khỏe.
Một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động hợp lý sẽ giúp người bệnh sớm hồi phục sau gãy xương chày.