Gãy 2 xương cẳng tay thực hiện điều trị bằng cách nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Các trường hợp gãy 2 xương cẳng tay không quá phổ biến, chỉ chiếm khoảng 3% trong số các dạng chấn thương nói chung. Khi bị gãy xương cẳng tay, điều người bệnh quan tâm đó là điều trị bằng cách nào và sau bao lâu sẽ hồi phục?

1. Đặc điểm gãy xương cẳng tay

Về đường gãy:

Khi bị gãy ở 2 xương cẳng tay, đường gãy của xương khá đa dạng có thể gãy ngang, gãy xoắn, gãy chéo, gãy vụn, gãy có mảnh rời. Đường gãy sẽ phụ thuộc vào lực tác động, vị trí gãy và độ di lệch của xương.

Về vị trí gãy và độ di lệch của xương:

– Gãy trên vị trí bám của cơ ngực lớn: Ở vị trí này, phần xương bị gãy có thể gặp di lệch dạng và xoay người.

– Gãy giữa vị trí bám của cơ ngực lớn và bám của cơ delta: Phần trên bị khép do cơ ngực lớn kéo còn đầu dưới di lệch lên và có xu hướng đi ra ngoài.

– Gãy dưới vị trí bám của cơ delta: Phần trên dạng, phần dưới bị di lệch lên trên do có sự co kéo của các cơ.

Đặc điểm gãy xương cẳng tay

Gãy xương cẳng tay có tỷ lệ gặp phải không cao trong các dạng chấn thương.

2. Dấu hiệu gãy xương cẳng tay

Việc nhận biết, đánh giá đúng các dấu hiệu nghi ngờ gãy xương cẳng tay là rất cần thiết và quan trọng. Bạn cần lưu ý những triệu chứng gãy xương điển hình sau đây:

– Đau nhức phần trong xương cánh tay, cơn đau sẽ tăng lên mỗi khi cử động

– Để ý có tiếng gãy răng rắc khi có va chạm

– Sưng đau

– Bầm tím

– Cánh tay bị biến dạng, cổ tay thấy cong lại

– Không thể hoặc khó cử động cánh tay như bình thường

– Có những cử động lạ.

Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường kể trên, người bệnh nên thăm khám ngay hoặc với trường hợp gãy xương nặng thì cần được cấp cứu kịp thời. Trường hợp gãy xương không được xử lý sớm có thể gây ra những biến chứng xấu và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục giải phẫu cẳng tay.

3. Các phương pháp điều trị được thực hiện khi gãy 2 xương cẳng tay

Nguyên tắc trong điều trị gãy xương cẳng tay được thực hiện nhằm đảm bảo yêu cầu xương lành lại, giảm thiểu tối đa các di chứng sau này và khôi phục tốt nhất hình dạng giải phẫu ban đầu của xương. Hiện nay, 2 phương pháp điều trị gãy xương cẳng tay được thực hiện chính là điều trị bảo tồn và điều trị bằng phẫu thuật.

3.1. Điều trị bảo tồn gãy 2 xương cẳng tay

Đây là phương pháp điều trị điển hình được thực hiện, không can thiệp phẫu thuật. Bác sĩ sẽ thực hiện các kỹ thuật nắn xương sao cho khớp với cấu trúc xương ban đầu. Sau đó sẽ cố định xương và để xương lành lại.

Tùy thuộc vào từng trường hợp gãy xương cụ thể, bác sĩ sẽ xem xét về mức độ gãy, vị trí gãy, kiểu gãy xương, đánh giá lực tác động, tình trạng sưng/viêm, tình trạng tổn thương phần mềm để chỉ định phương pháp điều trị bảo tồn phù hợp và mang lại hiệu quả tối ưu.

Điều trị bảo tồn gãy xương cẳng tay bao gồm:

– Bột cánh tay treo

– Băng tam giác

– Nẹp bột chữ U

– Bột ngực vai cánh tay

– Bao ôm cánh tay

Lưu ý, các phương pháp điều trị bảo tồn sẽ cần nhiều thời gian hồi phục và thường khó đạt được hình dạng giải phẫu ban đầu của xương. Với những trường hợp sau điều trị bảo tồn, xương cánh tay gập góc ra trước không quá 20 độ và gập vào trong không quá 30 độ thì có thể chấp nhận được.

Điều trị bảo tồn khi bị gãy 2 xương cẳng tay

Bó bột cẳng tay là phương pháp điều trị bảo tồn được thực hiện phổ biến.

3.2. Điều trị gãy 2 xương cẳng tay bằng phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị gãy xương cẳng tay có thể giải quyết được những hạn chế còn tồn tại ở phương pháp điều trị bảo tồn. Phẫu thuật ít tổn hại đến phần mềm xung quanh, giảm đau tốt cả trong và sau điều trị, bộc lộ tính chính xác khi xử lý ổ gãy, tạo điều kiện phục hồi chức năng sớm.

Người bệnh thực hiện thăm khám, bác sĩ xem xét về tình trạng bệnh, nhu cầu của bệnh nhân để tư vấn phương án điều trị phù hợp. Hiện nay, phẫu thuật gãy xương cẳng tay gồm các kỹ thuật:

– Cố định ngoài

– Mổ kết hợp xương nẹp vít

– Mổ đóng đinh nội tủy.

4. Gãy xương cẳng tay cần thời gian bao lâu thì lành?

Thông thường, điều trị cố định gãy xương cẳng tay theo đúng phương pháp, người bệnh sẽ cần bó bột trong ít nhất từ 8-12 tuần tùy từng trường hợp cụ thể. Để có thể phục hồi hoàn toàn thì sẽ cần từ 5-6 tháng. Thời gian này không cố định ở từng người, còn phụ thuộc vào tình trạng gãy xương, cơ địa dễ lành hay khó lành vết thương, tuổi tác. Đặc biệt, gãy xương ở những người cao tuổi sẽ lâu và khó lành hơn người trẻ rất nhiều vì xương giai đoạn này đã bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa, giòn xốp nên quá trình làm lành sẽ chậm.

Gãy xương cẳng tay bao lâu hồi phục?

Thời gian hồi phục cụ thể sau gãy xương sẽ cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

5. Lưu ý cho người bệnh để lành xương sau gãy tốt hơn.

Để quá trình làm lành xương diễn ra hiệu quả và nhanh hơn, trong quá trình chăm sóc người bệnh bị gãy xương cẳng tay, bạn hãy lưu ý một số vấn đề chính như sau:

– Cần chú ý giữ cố định đúng vị trí gãy theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

– Nếu xảy ra bất kỳ những bất thường gì trong quá trình điều trị, bạn cần tái khám sớm nhất là trong trường hợp có va chạm tới vị trí cố định xương. Đồng thời, người bệnh cũng cần tuân thủ theo đúng lịch hẹn tái khám của bác sĩ để theo dõi tốt quá trình làm lành của xương.

– Người bệnh thực hiện ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt cần bổ sung thêm nhóm thực phẩm có chứa nhiều canxi, magie vào chế độ ăn hàng ngày. Đây là những vi chất quan trọng giúp thúc đẩy quá trình tái tạo xương giúp xương mau lành hơn.

– Thường xuyên massage, xoa bóp và gồng cơ một cách nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc làm này sẽ giúp quá trình lưu thông máu diễn ra được tốt hơn, đưa dưỡng chất được vận chuyển đến các vùng tổn thương để giúp xương nhanh chóng được làm lành.

Người bị gãy 2 xương cẳng tay nên chủ động thăm khám sớm và tiến hành điều trị hiệu quả, đúng phương pháp. Tránh trường hợp xương gãy để lâu không được xử lý sẽ kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc bị cong vẹo cấu trúc xương ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ và cuộc sống sau này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital