Gan thoái hóa mỡ là tên gọi khác của căn bệnh gan nhiễm mỡ. Hiện nay, bệnh ngày càng phổ biến và số lượng bệnh nhân ngày càng tăng. Nhiều người bệnh vẫn nghĩ rằng đây là căn bệnh lành tính và không cần điều trị. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm có thể gây hại tới sức khỏe.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu các vai trò, chức năng của gan với cơ thể
Gan là cơ quan nội tạng lớn đồng thời là tuyến tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể. Gan có vai trò vô cùng quan trọng với sức làm việc bền bỉ, hoạt động liên tục phục vụ cho con người. Chức năng nhiệm vụ của gan bao gồm:
– Tổng hợp
– Dự trữ
– Chuyển hóa
– Giải độc
– Tạo và dự trữ máu
Gan chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể người lớn, với cơ thể trẻ em chiếm khoảng 5% trọng lượng. Lá gan khỏe có màu đỏ sẫm, bề mặt nhẵn bóng, đồng nhất.
Bên cạnh đó gan được coi là bộ phận rất kì diệu vì có khả năng tái tạo nhu mô bị tổn thương. Nếu khối lượng gan mất dưới 25% thì tạng này vẫn có khả năng hồi phục hoàn toàn. Vì là bộ phận phải làm việc không ngừng nghỉ do đó tuy có khả năng tái tạo tốt nhưng gan vẫn luôn cần được chăm sóc, bảo vệ và phục hồi chức năng thường xuyên.
Nếu quan tâm bảo vệ gan sẽ giúp nó thực hiện tốt chức năng và ngăn ngừa được các bệnh bao gồm: gan nhiễm mỡ, viêm gan, suy gan, xơ gan, …
2. Thông tin tổng quan về gan thoái hóa mỡ
2.1. Hiểu đúng về gan thoái hóa mỡ
Gan là bộ phận giữ vai tích trữ và chuyển hóa các chất béo. Ở người bình thường, lượng mỡ trong gan chỉ chiếm khoảng từ 2-4% trọng lượng lá gan. Gan thoái hóa mỡ là tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều trong các tế bào gan, vượt hơn 5% tổng trọng lượng của gan.
Gan nhiễm mỡ được chia thành 3 cấp độ, dựa trên lượng mỡ tích tụ ở gan như sau:
– Gan nhiễm mỡ mức độ nhẹ: lượng mỡ trong gan chiếm từ 5-10%.
– Gan nhiễm mỡ mức độ vừa: tổng lượng mỡ tích tụ trong gan từ khoảng 10-25%.
– Gan nhiễm mỡ nặng: lượng mỡ vượt quá 30%.
Ở giai đoạn đầu, gan có thể tự hồi phục bằng cách tạo ra các tế bào mới, thay thế cho các tế bào cũ tổn thương. Tuy nhiên, khi lượng mỡ tích tụ ngày càng lớn khiến chức năng gan suy yếu, tổ chức xơ hình thành và gây ra xơ gan.
Do đó, ngay khi phát hiện bệnh gan nhiễm mỡ ở cấp độ 1 và 2, người bệnh cần điều trị phù hợp. Tránh chủ quan làm bệnh tiến triển nhanh chóng sang giai đoạn 3 và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
2.2. Các đối tượng dễ mắc bệnh gan thoái hóa mỡ
Trên thực tế, ai cũng có thể mắc căn bệnh gan mật này. Tuy nhiên thói quen lạm dụng bia rượu là nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh mắc gan nhiễm mỡ. Bên cạnh đó, việc ăn uống thiếu khoa học, ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, … cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nhóm người bị tiểu đường, mỡ máu cao, nhóm người béo phì cũng dễ mắc căn bệnh này hơn so với những người khác.
Tuy nhiên, gan thoái hóa mỡ không có tính lây truyền từ người sang người, cũng không di truyền giữa các thế hệ. Do đó, nếu có người thân trong nhà mắc bệnh thì cũng không nên quá lo lắng.
2.3. Phân loại các nhóm bệnh gan nhiễm mỡ
Theo nguyên nhân gây bệnh, gan nhiễm mỡ được chia thành 2 nhóm bệnh như sau:
– Gan nhiễm mỡ do rượu.
– Gan nhiễm mỡ không do rượu.
Nếu nguyên nhân do rượu, ngay khi phát hiện mắc bệnh cần lập tức bỏ rượu bia và đồ uống có cồn. Trong trường hợp bệnh nhân vẫn tiếp tục lạm dụng bia rượu, chức năng gan suy giảm nghiêm trọng và bệnh tiến triển nặng nhanh chóng.
Dù là do nguyên nhân nào, việc điều trị và kiểm soát bệnh từ giai đoạn đầu tiên cũng rất quan trọng.
3. Bạn đã biết các phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ?
Thực tế hiện nay chưa có một phác đồ cụ thể về điều trị gan nhiễm mỡ. Tùy vào tình trạng bệnh, yếu tố nguy cơ và thể trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp. Một số cách để cải thiện tình trạng mỡ tích tụ trong gan là:
3.1. Thay đổi lối sống, tập luyện, chế độ dinh dưỡng
Bệnh nhân cần thiết lập và duy trì một lối sống khoa học và điều độ, cần nghiêm túc thực hiện hàng ngày.
– Vận động, tập thể dục hàng ngày từ 30-45 phút, chọn môn tập vừa sức.
– Tránh thức khuya và làm việc quá sức, nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
Về chế độ ăn uống
– Ăn các thực phẩm tốt cho gan như cá, rau củ quả, dầu thực vật, ngũ cốc, các loại hạt.
– Tránh ăn mỡ động vật, thịt đỏ, chất kích thích, gia vị cay nóng.
– Nên tự nấu ăn để đảm bảo vệ sinh thực phẩm, kiểm soát được gia vị.
– Chọn mua thực phẩm có xuất xứ rõ ràng để tránh làm hại gan.
Với người béo phì
– Cần xây dựng chế độ ăn riêng biệt, tốt nhất nên xin ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng.
– Tập luyện đều đặn với thời gian từ 45-60 phút để tiêu hao năng lượng.
– Giảm cân theo phương pháp khoa học, an toàn, tránh ép cân gây gánh nặng cho gan.
– Nên nhớ rằng chỉ cần giảm được 5% trọng lượng cơ thể, lượng mỡ tích tụ trong gan đã có sự chuyển biến tích cực.
3.2. Giảm lipid máu
Các loại thuốc giảm lipid máu thường được chỉ định cho người bệnh gan nhiễm mỡ kèm bệnh gan mạn tính, bao gồm: Statin và Fibrate. 2 loại thuốc này sẽ giảm lipid máu, giảm men gan và mức đề kháng insulin.
3.3. Điều trị bệnh lý chuyển hóa kèm theo
Kiểm soát tốt đường máu với bệnh nhân tiểu đường là một trong những phương pháp giảm mỡ tích tụ trong gan hiệu quả.
3.4. Điều trị bằng vitamin E
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin E có thể cải thiện tình trạng viêm. Tuy nhiên cần xem xét cụ thể vì không phải ai cũng phù hợp để sử dụng vitamin E.
3.5. Tiêm phòng virus
Tiêm phòng viêm gan A, B, C đầy đủ sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả virus gây tổn thương gan.
Điều trị gan nhiễm mỡ cần kiên trì và tuân thủ phác đồ. Ngoài sử dụng thuốc và thay đổi lối sống, ngăn ngừa các bệnh lý đi kèm cũng rất quan trọng. Do đó, người bệnh cần thăm khám định kỳ, theo dõi sức khỏe sát sao, đi khám khi cơ thể cảnh báo dấu hiệu bất thường. Lưu ý rằng gan nhiễm mỡ không phải là bệnh lành tính thậm chí có thể tiến triển thành ung thư gan nếu người bệnh chủ quan.