Gan nhiễm mỡ trung bình và các thông tin chi tiết

Tham vấn bác sĩ
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Xuân Thành

Bác sĩ Nội Khoa

Việc tích trữ chất béo dư thừa trong gan dẫn đến căn bệnh phổ biến được gọi là bệnh gan nhiễm mỡ. Phần lớn mọi người thường không có triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên không kiểm soát có thể dẫn đến tổn thương gan. Vậy nếu được chẩn đoán gan nhiễm mỡ trung bình, người bệnh có thể quan tâm đến đặc điểm của bệnh, nguyên nhân và liệu bệnh có thể được phục hồi hoặc điều trị hiệu quả hay không, tất cả sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.

1. Gan nhiễm mỡ trung bình là gì?

Gan nhiễm mỡ trung bình còn được biết đến với khái niệm là bệnh gan nhiễm mỡ độ 2. Đây là thuật ngữ chỉ bệnh gan nhiễm mỡ mức độ vừa, là giai đoạn bắc cầu của gan nhiễm mỡ cấp độ 1 (nhẹ) và gan nhiễm mỡ cấp độ 3 (nặng).

Trong đó gan nhiễm mỡ được xác định ở độ 2 khi lượng mỡ trong gan chiếm khoảng 10 đến 25% tổng trọng lượng gan. Mỡ đã lan rộng ra các mô gan và cơ hoành, tuy nhiên chưa gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Nếu không điều trị và kiểm soát kịp thời bệnh có thể tiến triển sang cấp độ nặng, dẫn đến nhiều hơn những vấn đề sức khỏe liên quan.

Gan nhiễm mỡ trung bình là gì?

Gan nhiễm mỡ trung bình là gan nhiễm mỡ độ 2 với lượng mỡ trong gan chiếm khoảng 10% đến 25% tổng trọng lượng gan

2. Triệu chứng và yếu tố nguy cơ

2.1 Triệu chứng của gan nhiễm mỡ độ trung bình

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh phát triển thầm lặng, người bệnh thậm chí có thể không biểu hiện các triệu chứng nếu họ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cấp độ nặng. Có những trường hợp biểu hiện triệu chứng rất ít, nhưng nhìn chung thì bạn không nên chủ quan khi gặp các triệu chứng sau đây:

– Chán ăn, không thèm ăn

– Đầy hơi, nôn

– Khát nước

– Cảm giác mệt mỏi, đuối sức

– Da trở nên vàng, lòng trắng mắt ngả vàng

– Có thể cảm thấy đau ở phía trên bên phải bụng…

2.1 Yếu tố nguy cơ gây gan nhiễm mỡ

Có một số yếu tố nguy cơ nhất định dẫn đến tăng khả năng phát triển bệnh gan nhiễm mỡ đó là:

– Tình trạng thừa cân, béo phì

– Bệnh tiểu đường loại 2 hoặc kháng insulin

– Nồng độ chất béo trung tính cao trong máu

– Mức cholesterol bất thường trong máu bao gồm: Mức cholesterol toàn phần cao, nồng độ LDL-cholesterol cao, HDL-cholesterol thấp.

– Hội chứng chuyển hóa bao gồm bất kỳ ba triệu chứng nào sau đây: Kích thước vòng eo lớn, nồng độ chất béo trung tính cao trong máu, nồng độ HDL-cholesterol cao trong máu, huyết áp cao, lượng đường trong máu cao hơn bình thường.

– Nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ có thể tăng lên do chế độ ăn giàu fructose – một loại đường thường được sử dụng để làm ngọt cho đồ ăn, thức uống; tiêu thị quá nhiều thực phẩm chứa chất béo, dầu mỡ…

– Bạn cũng có thể phát triển gan nhiễm mỡ khi tiêu thụ nhiều rượu. Rượu khi vào cơ thể sẽ làm tăng lượng axit béo tự do, gián đoạn quá trình oxy hóa chất béo của gan. Ngoài ra rượu còn tiêu hủy lipid, làm tăng mức độ triglyceride tích lũy ở gan.

– Lười vận động kéo theo nhiều hệ quả sức khỏe trong đó có gan nhiễm mỡ. Năng lượng được nạp vào cơ thể nhiều nhưng không được giải phóng sẽ chuyển hóa thành chất béo, chất béo gia tăng sẽ gây gánh nặng cho gan.

Yếu tố gây gan nhiễm mỡ độ trung bình hay độ 2

Thừa cân, béo phì là một yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến gan nhiễm mỡ

3. Những biến chứng và cách điều trị gan nhiễm mỡ độ 2

3.1 Biến chứng đáng chú ý

Bệnh gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng, chẳng hạn như xơ gan. Các biến chứng nghiêm trọng khác có thể xảy ra bao gồm: ung thư biểu mô tế bào gan, suy gan, bệnh tim mạch.

Vì vậy thăm khám và kiểm soát càng sớm sẽ giúp người bệnh càng giảm các nguy cơ đối mặt với biến chứng.

Thông thường mọi người được chẩn đoán gan nhiễm mỡ thông qua một cuộc thăm khám tìm hiểu các vấn đề sức khỏe khác, hoặc thông qua khám sức khỏe định kỳ.

Một số xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán xác định gan nhiễm mỡ và cấp độ của bệnh ở mức nhẹ, trung bình, nặng gồm có:

Xét nghiệm máu: Tìm ra mức độ tăng của men gan thông qua chỉ số ALT và AST

– Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm bụng, chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT): Cho ra hình ảnh chi tiết của gan, đánh giá được tình trạng gan có mỡ hay không, nhưng không cho thấy được tình trạng viêm.

– Sinh thiết gan: Lấy một mẫu mô nhỏ trong gan của người bệnh, sau đó mang đi kiểm tra để tìm dấu hiệu tổn thương của gan.

Chẩn đoán và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ trung bình

Thăm khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh lý gan mật để có thể kiểm soát kịp thời, phòng tránh biến chứng. Chuyên khoa Gan Mật của Thu Cúc TCI được đông đảo bệnh nhân tin tưởng và đánh giá cao.

3.2 Cách điều trị kiểm soát gan nhiễm mỡ độ trung bình

Hiện tại không có loại thuốc nào có thể dùng để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Điều trị chủ yếu nhằm vào giảm các yếu tố nguy cơ bằng cách:

– Thực hiện giảm cân đúng cách, nếu một người mất 3-5% trọng lượng cơ thể của họ, thì có thể làm giảm chất béo trong gan.

– Lựa chọn ăn uống lành mạnh, hạn chế dầu mỡ từ thức ăn nhanh, nội tạng… Nên sử dụng chế độ ăn nhiều chất xơ, nhiều rau xanh để gan không phải hoạt động quá tải. Kiêng sử dụng đồ uống có cồn, giảm lượng carbohydrate, đường, và đặc biệt nên uống đủ nước

– Tập thể dục thường xuyên là cách hữu ích để giảm và giải phóng được lượng mỡ trong gan. Người bệnh có thể lựa chọn các bài tập phù hợp với sức khỏe và sở thích cá nhân để quá trình này diễn ra thường xuyên hơn.

– Quản lý bệnh tiểu đường, cải thiện mức cholesterol và huyết áp nếu chúng ở mức cao.

– Người bệnh cũng có thể được sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị để tăng cường dưỡng chất, thải độc gan, phục hồi tế bào tổn thương, ngăn chặn tình trạng mỡ hóa tại gan.

Gan nhiễm mỡ trung bình tiến triển có thể chậm lại nhờ sự giúp đỡ của chế độ ăn uống, dinh dưỡng, tăng cường hoạt động thể chất và dùng thuốc hỗ trợ. Vậy nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ và thực hiện theo dõi thăm khám thường xuyên là điều rất quan trọng trọng việc điều trị và kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ độ 2/ trung bình hiệu quả, tránh diễn tiến thành biến chứng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital