Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không và cách phòng tránh

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những gì bạn ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Trong đó, gan nhiễm mỡ được xem là một trong những bệnh phổ biến nhất. Vẫn còn nhiều người khá chủ quan khi chưa chủ động tìm hiểu hoặc hiểu rất ít về căn bệnh nguy hiểm này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Cách phòng tránh và chữa trị là gì?

1. Bệnh gan nhiễm mỡ là gì?

Bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Theo số liệu được công bố vào tháng 10.2019 bởi Bệnh viện Y Dược TP.HCM, có khoảng 30 triệu người Việt bị gan nhiễm mỡ. Trong đó, khoảng 30-35% số bệnh nhân sẽ phát triển thành xơ gan và 14% sẽ biến chứng thành ung thư gan nếu thường xuyên sử dụng bia rượu.

Trong tất cả các bộ phận thuộc nội tạng, gan đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó đảm nhận 500 chức năng khác nhau, nổi bật nhất là chức năng miễn dịch và giải trừ độc hại. Bên cạnh đó, gan cũng góp phần chuyển hóa và ổn định lượng Cholesterol. Gan chỉ có thể làm tốt nhiệm vụ khi phospholipid trong màng tế bào được duy trì và ổn định. Ở người bình thường, lượng mỡ trong gan rất thấp, chỉ chiếm khoảng 3% trọng lượng lá gan. Nhưng khi tỷ lệ này vượt quá 5%, đó là lúc bệnh gan nhiễm mỡ xuất hiện.

Lượng chất béo không được đào thải ra ngoài cơ thể tích tụ lại trong gan gây ra gan nhiễm mỡ

Lượng chất béo không được đào thải ra ngoài cơ thể tích tụ lại trong gan gây ra gan nhiễm mỡ

2. Các giai đoạn khác nhau của bệnh gan nhiễm mỡ

Như đã nói ở trên, gan nhiễm mỡ xuất hiện khi lượng mỡ trong gan vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Do đó, tùy thuộc vào hàm lượng mỡ trong gan mà có thể chia bệnh thành 3 giai đoạn:

2.1 Gan nhiễm mỡ cấp độ 1

Giai đoạn này, lượng mỡ tích tụ chiếm khoảng 5% trọng lượng lá gan. Về cơ bản, bệnh chưa ảnh hưởng nhiều đến chức năng của gan và cũng chưa có những triệu chứng điển hình. Người bệnh sẽ chỉ có thể phát hiện bệnh khi được siêu âm gan. Bạn chỉ cần thay đổi các thói quen sinh hoạt, hạn chế sử dụng rượu, bia và các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ là có thể dễ dàng điều trị.

2.2  Gan nhiễm mỡ cấp độ 2

Lượng mỡ thừa trong gan sẽ không tự nhiên mất đi nếu bạn không thay đổi thói quen sinh hoạt của mình. Một khi lượng mỡ chiếm 10-20%, người bệnh đã chuyển sang giai đoạn 2. Ở giai đoạn này, các biểu hiện như chán ăn, ăn không ngon, đầy bụng, mệt mỏi sẽ thường xuyên xảy ra. Nhưng cũng bởi đây là những dấu hiệu phổ biến nên người bệnh thường dễ dàng bỏ qua và đó là cơ hội để gan nhiễm mỡ chuyển sang cấp độ 3.

2.3  Gan nhiễm mỡ cấp độ 3

Lúc này lượng mỡ tích tụ trong gan đã vượt quá 30%. Đó cũng là lúc mà câu hỏi gan nhiễm mỡ nguy hiểm ra sao bắt đầu có câu trả lời. Bạn sẽ thường xuyên có cảm giác chán ăn, mệt mỏi và đau tức ở hạ sườn phải. Trên thực tế, nếu được không được phát hiện và có các phương pháp đối phó, các biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan sẽ xuất hiện.

Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Bệnh trải qua nhiều giai đoạn khác nhau

Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Bệnh trải qua nhiều giai đoạn khác nhau

3. Vậy nguyên nhân của bệnh gan nhiễm mỡ là gì?

3.1 Do thói quen sử dụng bia rượu

Có lẽ không cần nói quá nhiều về tác hại của thói quen sử dụng quá nhiều bia rượu. Đặc biệt với bệnh gan nhiễm mỡ, tác động đó còn trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể, chất kích thích có trong bia rượu khi được đưa vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ tiêu hủy lipid ở các mô ngoại biên và làm gia tăng hàm lượng các axit béo tự do từ mô mỡ đến gan. Kết quả là triglyceride sẽ tích lũy tại gan, gây nên bệnh gan nhiễm mỡ.

3.2  Rối loạn chuyển hóa

Nguyên nhân xuất phát từ sự rối loạn chuyển hóa mỡ của gan, dẫn đến sự dư thừa mỡ trong các tổ chức của gan. Chúng tích tụ lại khiến gan nhiễm mỡ.

3.3  Do biến chứng từ các bệnh lý khác

Bên cạnh những tác nhân trực tiếp, bệnh gan nhiễm mỡ còn có thể đến từ các bệnh lý do rối loạn chuyển hóa như béo phì và tiểu đường. Theo đó, những người ăn thừa 1.000 calo các thực phẩm có đường trong 3 tuần sẽ khiến lượng mỡ thừa trong gan tăng đến 27%.

3.4 Một số nguyên nhân khác

Lối sống thiếu khoa học, lười vận động cũng là một nguyên nhân khác khiến gan nhiễm mỡ. Bên cạnh đó, di truyền cũng là một lý do, dù tỷ lệ khá thấp. Một số trường hợp khác lại đến từ việc dùng các loại thuốc hoặc độc tố chuyên biệt nào đó (chẳng hạn các sản phẩm hóa dầu chứa vinyl chlorine).

4. Các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ có bệnh lý phát triển từ từ nên người bệnh khó cảm nhận được. Do đó, hầu hết các trường hợp người bệnh chỉ phát hiện được do kiểm tra thấy các chỉ số men gan tăng cao. Triệu chứng thông thường của bệnh là cảm giác mệt mỏi và đau tức ở vùng gan. Ngoài ra, khi bệnh diễn biến nặng hơn, tình trạng vàng da, vàng mắt và buồn nôn sẽ thường xuyên xuất hiện.

Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói ở vùng dưới sườn bên phải

Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói ở vùng dưới sườn bên phải

5. Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không & Các biến chứng của bệnh

Nhiều người thường thắc mắc gan nhiễm mỡ nguy hiểm như thế nào? Với tất cả những điều đã giải thích ở trên, hẳn bạn đã có câu trả lời cho riêng mình. Trên thực tế, ở giai đoạn đầu, đây là bệnh “lành tính” và có thể dễ dàng chữa trị nếu phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, hầu như mọi người chỉ phát hiện ra khi bệnh đã biến chứng thành xơ gan hoặc thậm chí là ung thư gan.

5.1 Viêm gan nhiễm mỡ

Viêm gan nhiễm mỡ là tình trạng các tế bào gan phình to. Khi này gan bị tổn thương nặng nề.

5.2 Xơ gan

Có tới 30% các trường hợp bị gan nhiễm mỡ sẽ phát triển thành xơ gan. Đây là một dạng tổn thương gan mãn tính không thể hồi phục. Đặc trưng của bệnh là sự xơ hóa và hoại tử tế bào gan. Khi gan nhiễm mỡ biến chứng thành xơ gan, quá trình điều trị sẽ trở nên khó khăn. Do đó, khi phát hiện mình mắc gan nhiễm mỡ, người bệnh cần đặc biệt chú ý. Cẩn thận hơn, bạn nên đến ngay các phòng khám để được bác sỹ tư vấn.

5.3 Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Nguy hiểm vì có thể dẫn tới ung thư gan

10-15% các trường hợp bị xơ gan sẽ biến chứng thành ung thư gan. Tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân ung thư gan là 50-75% trong vòng 5 năm. Có 2 loại ung thư gan gồm: Ung thư nguyên phát và ung thư thứ phát. Việc điều trị ung thư gan phụ thuộc vào mức độ bệnh lý và tình trạng sức khỏe người bệnh. Nhưng nhìn chung, nếu ung thư gan do nhiễm mỡ được phát hiện kịp thời thì tỷ lệ điều trị đạt hiệu quả tích cực sẽ khá cao.

6. Phòng tránh và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

Với tất cả những điều đó, vậy theo bạn gan nhiễm mỡ có nguy hiểm như thế nào? Có cách nào để phòng tránh và điều trị một khi bạn bị gan nhiễm mỡ? Với bệnh gan nhiễm mỡ, người bệnh không cần điều trị hay dùng thuốc mà quan trọng nhất là giảm bớt các nguyên nhân có thể gây bệnh

6.1 Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Các cách chủ động phòng ngừa

Hạn chế sử dụng bia rượu, các chất kích thích được xem là yêu cầu bắt buộc khi bạn bị mắc gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm soát khẩu phần ăn uống của mình bằng các chế độ ăn ít đường, ít mỡ, nhiều rau xanh. Tập thể dụng thường xuyên cũng giúp giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ.

6.2 Dùng các sản phẩm hỗ trợ cải thiện chức năng gan

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh gan nhiễm mỡ. Bạn chỉ có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ nhằm cải thiện chức năng gan. Đồng thời chúng cũng giúp ngăn chặn quá trình biến chứng. Việc dùng thuốc cần có sự tư vấn của các bác sỹ và chuyên gia. Không nên tự mua thuốc để điều trị bởi rất có thể bệnh sẽ ngày càng trở nên trầm trọng.

Cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học để phòng tránh bệnh

Cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học để phòng tránh bệnh

Sau tất cả, gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không không hẳn là vấn đề bạn phải quan tâm hàng đầu. Điều quan trọng là bạn cần duy trì cho mình một lối sống lành mạnh, một chế độ tập luyện và nghỉ ngơi phù hợp cùng một chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital