Gan nhiễm mỡ có lây không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Cụ thể, gan nhiễm mỡ không lây mà xuất phát chủ yếu từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Menu xem nhanh:
1. Gan nhiễm mỡ có lây không? Có nguy hiểm không
1.1 Gan nhiễm mỡ có lây không?
Bệnh gan nhiễm mỡ hình thành do chất béo tích tụ quá nhiều tại gan gây ra. Do gan nhiễm mỡ không phải do virus, vi khuẩn gây ra nên cũng không phải bệnh lây nhiễm. Người thân hoàn toàn có thể thoải mái chăm sóc người bệnh mà không sợ nguy cơ lây truyền bằng bất kỳ hình thức nào.
Khác với bệnh viêm gan B, C lây qua đường tình dục, lây qua đường từ mẹ sang con hoặc truyền máu, viêm gan A lây qua đường ăn uống. Gan nhiễm mỡ là bệnh không lây mà chủ yếu do chế độ ăn uống không lành mạnh, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như uống nhiều bia rượu, ăn nhiều thực phẩm chế biến, lười vận động… gây ra. Gan nhiễm mỡ là bệnh không có khả năng lây nhiễm.
1.2 Gan nhiễm mỡ có lây không, nguy hiểm không?
Gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu có thể không nguy hiểm. Vì lượng mỡ trên gan thấp, không can thiệp quá nhiều vào chức năng gan. Tuy nhiên khi gan nhiễm mỡ tiến triển sang các cấp độ nặng hơn thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Khi bệnh nhẹ không có triệu chứng cụ thể, với lượng mỡ chỉ khoảng 5% gan, người bệnh vẫn ăn uống và sinh hoạt như bình thường. Nếu không kiểm soát tốt, các triệu chứng bệnh sẽ rõ rệt hơn như chán ăn, vàng da, mệt mỏi… và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Nếu không phát hiện và điều chỉnh kịp thời, gan nhiễm mỡ sẽ phát triển thành các bệnh lý như viêm gan, xơ gan thậm chí là ung thư gan, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh và đe dọa tính mạng.
– Xơ gan:
Khi mỡ trong gan vượt quá 25% trọng lượng gan, gan nhiễm mỡ chuyển sang cấp độ 3 và bắt đầu xuất hiện xơ gan. Xơ gan là bệnh mãn tính của gan với đặc trưng là các mô gan dần bị thay thế bởi mô xơ, sẹo và dần dẫn tới mất chức năng gan.
Giai đoạn đầu xơ gan, các tế bào gan khỏe mạnh vẫn đảm nhận được vai trò của các tế bào xơ hóa. Xơ gan càng nặng, các tế bào gan bị tổn thương càng nhiều hơn. Lúc này gan bị biến đổi cấu trúc, chức năng suy giảm và rất khó phục hồi. – Ung thư gan
Mỡ trong gan tích tụ gây ra tình trạng viêm gan nhiễm mỡ, xơ gan kéo dài. Nếu người bệnh vẫn không được điều trị thích hợp, gan nhiễm mỡ với sự tấn công của các tế bào kupffer sẽ gây viêm. Khiến tế bào gan bị chết hàng loạt dẫn tới ung thư gan. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của gan nhiễm mỡ, đe dọa tính mạng người bệnh bất kỳ lúc nào.
– Rối loạn ở các cơ quan
Ngoài các biến chứng nguy hiểm liên quan tới gan, gan nhiễm mỡ còn có khả năng gây biến chứng rối loạn ở các cơ quan khác như: Loãng xương, thiếu hụt vitamin D, ung thư đại – trực tràng,… Đây đều là những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
2. Gan nhiễm mỡ có chữa được không?
Bệnh gan nhiễm mỡ hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bệnh được phát hiện sớm trong giai đoạn đầu và được điều trị thích hợp:
– Gan nhiễm mỡ độ 1-2: Bệnh nhẹ với chức năng gan chưa tổn thương nhiều.. Việc điều trị gan nhiễm mỡ trong giai đoạn này tập trung vào nguyên nhân gây bệnh, cải thiện dinh dưỡng cũng như sinh hoạt hàng ngày. Thông thường, gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu sẽ tiến triển tốt dần lên nếu người bệnh có chế độ ăn hợp lý và lối sống khoa học.
– Gan nhiễm mỡ độ 3: Giai đoạn bệnh nặng, dẫn tới các biến chứng như viêm gan. Lúc này chất béo đã tích tụ xâm chiếm gan và khiến mọi mao mạch gan gặp khó khăn trong việc vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi cơ thể.
Gan nhiễm mỡ có lây không? Gan nhiễm mỡ ở giai đoạn nặng nhất cũng không lây, tuy nhiên cần được can thiệp điều trị, tránh dẫn tới xơ gan và ung thư gan.
3. Các phương pháp trị gan nhiễm mỡ
3.1 Trị gan nhiễm mỡ bằng thuốc Tây
Hiện nay, bệnh gan nhiễm mỡ vẫn chưa có phác đồ điều trị cụ thể. Các phương pháp điều trị chủ yếu dựa theo nguyên nhân như gan nhiễm mỡ do rượu hay không do rượu. Ngoài ra còn điều trị theo các bệnh lý khác như tiểu đường,… Người bệnh có thể kết hợp các loại thuốc để kiểm soát bệnh, tuy nhiên phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ:
– Choline: Thường được chỉ định cho người bệnh gan nhiễm mỡ do rượu bia, giảm tổn thương gan do cồn.
– Các loại vitamin: Vitamin B, C hay E đều có tác dụng tốt trong trị gan nhiễm mỡ. Hỗ trợ đào thải chất béo dư thừa trong gan và phục hồi chức năng gan.
– Acid amin: Chỉ định cho trường hợp rối loạn chức năng gan.
– Nhóm thuốc statin: Phù hợp với những người gan nhiễm mỡ kèm mỡ máu cao.
Tùy theo tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc trị gan nhiễm mỡ phù hợp. Dù là vitamin hay thuốc thì trước khi sử dụng, người bệnh đều cần phải cẩn trọng và thực hiện theo chỉ thị bác sĩ. Lạm dụng thuốc điều trị đặc biệt không tốt cho cơ thể. Người bệnh có thể gặp một số phản ứng phụ không mong muốn như: Đau dạ dày, teo cơ…
3.2 Trị gan nhiễm mỡ bằng Đông y
Theo Đông y, gan nhiễm mỡ do chức năng tạng phủ không vận hóa được dẫn tới tình trạng mỡ tích tụ tại gan. Để điều trị gan nhiễm mỡ, cần giải quyết triệt để vừa giảm lượng mỡ trong gan, vừa cải thiện chức năng tạng tỳ.
Một số loại thuốc trị gan nhiễm mỡ theo dân gian:
– Giảo cổ lam
– Lá sen
– Sơn trà
– Nhân trần
– Atiso
Đây đều là những bài thuốc tốt được thực hiện theo cách hãm trà uống hàng ngày. Áp dụng Đông y trị gan nhiễm mỡ chỉ phù hợp với người bệnh ở giai đoạn nhẹ, tổn thương gan còn chưa đáng kể.
3. Làm thế nào để xác định mắc gan nhiễm mỡ
Mặc dù câu trả lời cho vấn đề “Gan nhiễm mỡ có lây không” chắc chắn là không, tuy nhiên đây vẫn là một bệnh mà ai cũng cần tránh. Nếu thấy cơ thể bất thường, cần đi khám trực tiếp và nghe tư vấn từ bác sĩ.
Với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành về khám và điều trị lĩnh vực Gan mật, kết hợp cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ đáng tin cậy phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh dành cho tất cả mọi người. Để được tư vấn và đặt lịch, vui lòng liên hệ tới Hotline hoặc liên hệ qua website.