Đột quỵ là căn bệnh diễn tiến nhanh chóng và có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng. Những hậu quả mà bệnh để lại có thể rất lâu dài. Đột quỵ không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của não mà tác động đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Vậy đột quỵ cứu được không và làm thế nào để hạn chế tử vong?
Menu xem nhanh:
1. Giải đáp: Đột quỵ cứu được không?
Đột quỵ là tình trạng não hoại tử một phần hoặc toàn bộ do thiếu máu cung cấp đột ngột hoặc tình trạng chảy máu trong não khiến não bị chèn ép, tổn thương và mất chức năng. Chỉ trong vài phút, các tế bào não có thể bị tổn thương nghiêm trọng và không thể phục hồi. Theo Hội đột quỵ thế giới, mỗi năm có khoảng 12,2 triệu ca đột quỵ trên toàn cầu. Ở Việt Nam số ca đột quỵ là khoảng 200.000 ca/năm. Khả năng sống sót và phục hồi của bệnh nhân đột quỵ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
1.1 Đột quỵ cứu được không phụ thuộc vào mức độ tổn thương não
Não là một cấu trúc phức tạp được chia thành rất nhiều khu vực, mỗi phần đảm nhận những chức năng và hoạt động khác nhau. Khi đột quỵ xảy ra, tùy từng vị trí tổn thương mà mức độ ảnh hưởng và nguy hiểm của đột quỵ cũng khác nhau.
Thông thường, nếu tổn thương xảy ra ở những vùng não ít quan trọng thì tác động đến người bệnh sẽ nhỏ hơn, người bệnh có nhiều cơ hội được cứu sống và khả năng phục hồi cũng cao hơn. Ngược lại, tổn thương các vùng não quan trọng sẽ khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ tử vong cao.
Đột quỵ vùng thân não được coi là nguy hiểm bởi thân não là một bộ phận quan trọng, là trung tâm kết nối giữa chức năng của não với các bộ phận trên cơ thể, điều khiển thân nhiệt, tim mạch, hô hấp,…
Tổn thương ở phần não này có thể gây ra các triệu chứng trầm trọng chỉ trong vòng vài giờ hoặc ngay sau khi bệnh nhân vừa phục hồi từ cơn đột quỵ trước đó. Đột quỵ thân não nếu không được can thiệp kịp thời sẽ gây ra các tình trạng nguy hiểm như hôn mê, ngừng thở nhanh chóng. Bệnh nhân rất dễ tử vong. Các di chứng mà người bệnh gặp phải sau đột quỵ cũng thường nặng nề hơn.
1.2 Khả năng cứu sống người bệnh đột quỵ tùy vào mức độ tổn thương của não
Trong não có hệ thống các mạch máu lớn, nhỏ khác nhau. Nếu các mạch máu lớn bị tắc nghẽn gây thiếu máu, oxy và dinh dưỡng thì chỉ trong thời gian ngắn, não sẽ tê liệt, mất kiểm soát và khả năng cứu sống người bệnh cũng giảm đi. Bên cạnh đó, phạm vi tổn thương của não càng rộng thì nguy cơ mất chức năng và chết não càng cao, cơ hội cứu sống người bệnh trở nên mong manh hơn.
Ngược lại, nếu tổn thương não chỉ ở mức độ nhẹ, ở phạm vi hẹp thì khả năng sống sót của người bệnh sẽ tăng lên đáng kể.
1.3 Đột quỵ cứu được không phần nhiều do khả năng cấp cứu
Khi một người không may bị đột quỵ, cứ mỗi giây có đến 32.000 tế bào não chết đi. Sau 59 giây thì số tế bào não chết đi là khoảng 1,9 triệu tế bào. Vì thế, thời gian cấp cứu bệnh nhân đột quỵ được tính bằng giây bằng phút.
Các chuyên gia cho biết “thời gian vàng” để cấp cứu người bệnh đột quỵ là trong 3 – 4,5 giờ đầu sau khi đột quỵ xảy ra. Cấp cứu càng sớm thì khả năng sống sót và hồi phục của bệnh nhân càng cao. Theo các chuyên gia nếu được cấp cứu trong 3 giờ đầu bằng thuốc tiêu sợi huyết thì người bệnh có khả năng được cứu sống tương đối cao. Ngược lại, nếu chậm trễ sau 6 giờ, nguy cơ tử vong của người bệnh sẽ rất đáng báo động.
2. Tăng khả năng sống của bệnh nhân đột quỵ bằng cách nào?
2.1 Nhận diện đột quỵ qua các dấu hiệu
Đột quỵ cứu được không phụ thuộc rất lớn vào thời điểm phát hiện bệnh. Theo các chuyên gia y tế, F.A.S.T là quy tắc được dùng phổ biến để nhận diện cơn đột quỵ, bao gồm các yếu tố:
F (Face): Liên quan đến sự biến đổi ở mặt của bệnh nhân. Theo đó, mặt bệnh nhân có thể tê liệt ở một bên kèm theo tình trạng miệng méo, nhân trung lệch. Khi bệnh nhân cười, nhe răng dấu hiệu này càng rõ hơn.
A (Arm): Người bị đột quỵ có thể bị yếu liệt tay chân ở một bên, bệnh nhân không thể đưa hai tay lên cao hoặc gặp rất nhiều khó khăn khi đưa tay lên theo yêu cầu.
S (Speech): Các bất thường về ngôn ngữ như nói khó, nói lắp, nói ngọng là một trong những dấu hiệu quan trọng cảnh báo đột quỵ.
T (Time) : Khi xuất hiện bất kỳ các triệu chứng trên một cách đột ngột hãy nhanh chóng gọi cấp cứu 115 để kịp thời xử trí.
Ngoài ra, các các biểu hiện khác như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu dữ dội, nôn, buồn nôn, nấc cụt,… cũng là dấu hiệu đột quỵ cần chú ý.
2.2 Điều trị kịp thời
Tùy vào từng trường hợp mà bệnh nhân sẽ được thực hiện các phương pháp chẩn đoán và điều trị khác nhau như dùng thuốc tiêu sợi huyết, phẫu thuật. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để việc cấp cứu hiệu quả.
Các chuyên gia cho biết, để phòng ngừa đột quỵ, mỗi người nên duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh: hạn chế thực phẩm giàu chất béo, ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ và vitamin, tránh uống rượu bia, hút thuốc lá…
Tập thể dục đều đặn sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, giảm cholesterol xấu, ngăn xơ vữa và cục máu đông, góp phần nâng cao sức khỏe nói chung. Các chuyên gia khuyên bạn nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 lần mỗi tuần để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, tránh nguy cơ đột quỵ.
Đặc biệt, cần chủ động thăm khám để phát hiện sớm và kiểm soát hiệu quả các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, đặc biệt là các bệnh lý kể trên.
Gói khám tầm soát nguy cơ đột quỵ với các mức từ cơ bản đến chuyên sâu được xây dựng bởi Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là một trong những giải pháp thiết thực giúp phòng ngừa đột quỵ. Với iệc thăm khám trực tiếp bởi các chuyên gia Nội khoa giỏi của TCI, thực hiện đầy đủ các danh mục khám bằng hệ thống máy móc hiện đại, các yếu tố nguy cơ đột quỵ sẽ được “vạch mặt” để người bệnh có thể kiểm soát sớm và hiệu quả.