Phế cầu khuẩn có thể gây ra biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, thậm chí là tử vong cho người nhiễm. Tiêm vắc xin phế cầu đầy đủ, đúng lịch là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe trẻ em và người lớn. Trong bài viết này Thu Cúc TCI sẽ đưa ra cho bạn đầy đủ thông tin về vắc xin phế cầu, độ tuổi tiêm phế cầu và lịch tiêm cụ thể. Cùng tìm hiểu nhé!
Menu xem nhanh:
1. Vắc xin phế cầu
Vắc xin phế cầu là vắc xin giúp chống lại vi khuẩn phế cầu Streptococcus pneumoniae, một loại vi khuẩn lây qua đường hô hấp, có thể xâm nhập vào cơ thể và gây ra những bệnh nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, nếu không điều trị kịp thời tỷ lệ tử vong cao.
Hiện nay ở Việt Nam đang có 2 loại vắc xin phòng phế cầu là vắc xin Synflorix (Bỉ), vắc xin Prevenar 13 (Mỹ).
– Vắc xin Synflorix (Bỉ) giúp ngăn ngừa được 10 chủng phế cầu khác nhau, gồm:
– Vắc xin Prevenar 13 (Mỹ) giúp ngăn ngừa được 13 chủng phế cầu khác nhau
Ngoài ra, trên thế giới đang lưu hành vắc xin Pneumo 23 (Pháp) giúp ngăn ngừa được 23 chủng phế cầu khác nhau .
2. Độ tuổi tiêm phế cầu
Các chuyên gia khuyến cáo trẻ em từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi nên được tiêm vắc xin phế cầu đầy đủ để bảo vệ sức khỏe. Bởi lẽ, trong độ tuổi này hệ thống miễn dịch của trẻ còn non yếu, nếu vi khuẩn xâm nhập sẽ rất dễ gây ra những biến chứng nặng nề.
Người lớn trong độ tuổi từ 18 đến 50 có thể không cần tiêm vắc xin phế cầu.
Người lớn trên 65 tuổi nên tiêm vắc xin phế cầu vì ở độ tuổi này hệ thống miễn dịch không còn hoạt động tốt.
Bên cạnh độ tuổi tiêm phế cầu, khi đi tiêm vắc xin phế cầu, bạn cũng cần lưu ý xem đối tượng tiêm chủng có thuộc trường hợp phải hoãn tiêm hoặc chống chỉ định tiêm không.
Bác sĩ khuyến cáo những trường hợp cần thận trọng khi tiêm vắc xin phế cầu là:
– Trẻ em, người lớn bị giảm tiểu cầu, có tình trạng rối loạn đông máu, có nguy cơ bị chảy máu sau khi tiêm bắp
– Trẻ sinh non dưới 28 tuần tuổi cần nghe theo chỉ đem thêm chỗ của bác sĩ. Nếu được tiêm cần theo dõi sát sức khỏe sau tiêm từ 48 đến 72 giờ. Trường hợp xuất hiện nguy cơ suy hô hấp, ngừng thở,… cần được đưa đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất.
– Người đang bị sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính cần được hoãn tiêm
Những trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin phế cầu là:
– Không tiêm vắc xin phế cầu cho các đối tượng quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Không dùng vắc xin Prevenar-13 khi đang trong thai kỳ.
3. Lịch tiêm phế cầu
Tùy vào độ tuổi tiêm phế cầu và loại vắc xin phế cầu sẽ có phác đồ tiêm phù hợp, thông thường vắc xin phế cầu Synflorix được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi, vắc xin Prevenar-13 được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi, người trưởng thành bị suy giảm miễn dịch và người cao tuổi.
Tiêm vắc xin phế cầu cần thực hiện đầy đủ và đúng lịch. Việc trì hoãn lịch tiêm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc khiến các bệnh khác trở nên nặng và khó điều trị hơn như cúm, sởi, thủy đậu, viêm họng, viêm phổi….
3.1. Lịch tiêm vắc xin phế cầu Synflorix cho các độ tuổi
Trẻ em từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi lịch tiêm gồm 4 mũi.
– Mũi một tiêm khi trẻ đủ 2 tháng tuổi, mũi hai tiêm khi trẻ đủ 3 tháng tuổi, mũi ba tiêm khi trẻ đủ 4 tháng tuổi
– Mũi bốn là mũi nhắc lại tiêm cách mũi ba thời gian 6 tháng.
Hoặc:
– Mũi một tiêm khi trẻ đủ 2 tháng tuổi, mũi hai tiêm khi trẻ đủ 4 tháng tuổi, mũi ba tiêm khi trẻ đủ 6 tháng tuổi.
– Mũi bốn là mũi tiêm nhắc lại, tiêm cách mũi ba thời gian 6 tháng.
Trẻ em từ 7 tháng tuổi đến 11 tháng tuổi chưa từng tiêm mũi vắc xin phế cầu nào, lịch tiêm gồm 3 mũi.
– Mũi một là lần đầu tiên tiêm vắc xin, mũi hai tiêm cách mũi một thời gian 1 tháng
– Mũi ba là mũi nhắc lại tiêm cách mũi hai thời gian ít nhất 2 tháng
Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi chưa từng tiêm vắc xin phế cầu, lịch tiêm gồm hai mũi.
– Mũi một là lần đầu tiên tiêm vắc xin, mũi hai tiêm cách mũi một thời gian 1 tháng
3.2. Lịch tiêm vắc xin phế cầu Prevenar-13 cho các độ tuổi
Trẻ em từ 6 tuần tuổi đến dưới 7 tháng tuổi lịch tiêm Prevenar-13 gồm 4 mũi.
– Mũi một là lần đầu tiên tiêm vắc xin, mũi hai tiêm cách mũi một thời gian 1 tháng, mũi ba tiêm cách mũi hai thời gian 1 tháng.
– Mũi bốn là mũi tiêm nhắc lại, tiêm cách mũi ba thời gian 8 tháng hoặc tiêm cách mũi ba thời gian 2 tháng nếu trẻ từ 11 đến 15 tháng tuổi.
Trẻ em từ 7 tháng tuổi đến dưới 2 tháng tuổi chưa từng tiêm mũi vắc xin nào, lịch tiêm gồm 3 mũi
– Mũi một là lần đầu tiên tiêm vắc xin, mũi hai tiêm cách mũi một thời gian 1 tháng
– Mũi ba là mũi tiêm nhắc lại, tiêm cách mũi hai thời gian 6 tháng hoặc tiêm cách mũi hai thời gian 2 tháng nếu trẻ trên 1 tuổi
Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi chưa từng tiêm mũi vắc xin phế cầu nào, lịch tiêm phế cầu gồm 2 mũi
– Mũi một là lần đầu tiêm vắc xin, mũi hai tiêm cách mũi một thời gian 2 tháng
Trẻ em từ 24 tháng tuổi, người lớn chưa từng tiêm mũi vắc xin nào lịch tiêm phòng gồm 1 mũi.
4. Những lưu ý trước – trong và sau tiêm chủng vắc xin phế cầu
Để đảm bảo an toàn tiêm chủng với đối tượng tiêm chủng, trước – trong và sau khi tiêm cần lưu ý đến một số điều dưới đây
Lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín, an toàn có đội ngũ bác sĩ tiêm chủng được đào tạo bài bản về chuyên môn, trang thiết bị tiêm chủng đảm bảo an toàn, đặc biệt là đơn vị tiêm chủng cần đảm bảo được chức năng cấp cứu kịp thời trong trường hợp khẩn cấp.
– Mang theo sổ tiêm chủng để được theo dõi về mũi tiêm và có chỉ định tiêm phù hợp nhất.
– Trước khi tiêm chủng cần thông báo với bác sĩ tiêm chủng đầy đủ thông tin về sức khỏe hiện tại của đối tượng tiêm chủng, tiền sử bệnh, các thực phẩm, thành phần bị dị ứng,….
– Khi tiêm chủng, nhân viên tiêm chủng sẽ cho bạn kiểm tra thông tin về thuốc, bạn cũng có thể chủ động đề nghị được kiểm tra thuốc để chắc chắn hơn về loại thuốc được tiêm và đảm bảo an toàn tiêm chủng.
– Không nên trộn lẫn vắc xin phế cầu và các loại vắc-xin khác trong cùng một mũi tiêm.
– Sau tiêm chủng, nên ở lại cơ sở tiêm chủng để theo dõi ít nhất 30 phút đề phòng trường hợp xảy ra phản ứng nặng, sốc phản vệ sẽ được các bác sĩ hỗ trợ cấp cứu kịp thời, hạn chế nguy hiểm.
– Một số tác dụng phụ không mong muốn như sốt nhẹ, sưng đau tại vị trí tiêm, chóng mặt, chán ăn là phản ứng thường gặp và thường không gây ra nguy hiểm. Phản ứng phụ sẽ tự hết sau 1 đến 2 ngày mà không cần làm gì cả,đối với phản ứng sốt, nên theo dõi khi trẻ sốt trên 38,5 độ mới nên dùng thuốc hạ sốt hoặc dùng hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
– Một số ít người sau khi tiêm vắc xin phế cầu có thể gặp phản ứng hiếm gặp như sốt cao, co giật, tím tái, sốc phản vệ,… khi gặp những phản ứng này, đối tượng tiêm chủng cần phải được đưa đến cơ sở y tế uy tín ngay để được hỗ trợ.
Trên đây là những thông tin về vắc xin phế cầu, độ tuổi tiêm phế cầu và liều tiêm, hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về việc tiêm phòng phế cầu. Nếu có nhu cầu tiêm chủng phế cầu, bạn có thể liên hệ ngay với Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ.