Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là thấp khớp là bệnh tự miễn, gây hủy hoại nhiều khớp một cách đối xứng khiến người bệnh đau đớn khi vận động. Theo thống kê, ở nước ta cứ 1 triệu dân thì có từ 700 đến 750 người bị viêm khớp dạng thấp. Trong đó, 80% trường hợp bệnh thường rơi vào độ tuổi trung niên. Vậy làm thế nào để giảm thiểu tình trạng này và điều trị viêm khớp dạng thấp như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý độc giả một vài thông tin về bệnh viêm khớp dạng thấp và phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp.
Menu xem nhanh:
Nguyên nhân và triệu chứng của viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lí về xương khớp khá phổ biến với tỉ lệ người mắc cao. Tuy nhiên, nguyên nhân của bệnh vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ và rõ ràng. Người ta cho rằng viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, với sự tham gia của các yếu tố: yếu tố cơ địa; yếu tố di truyền; sự ảnh hưởng của môi trường sống đến sức khỏe và miễn dịch; sự tác động của virut, vi khuẩn hay dị nguyên…
Triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm khớp dạng thấp là các biểu hiện: Sưng, nóng, đỏ, đau do viêm màng hoạt dịch của khớp, bắt đầu từ các khớp nhỏ ở ngoại biên như: Các khớp ở bàn tay, cổ tay, bàn – ngón tay, các bàn – ngón tay, bàn – ngón chân, khớp gối, đối xứng hai bên và cứng khớp kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.
Cách phòng ngừa và điều trị viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh không dễ chữa khỏi bởi nó là bệnh của hệ thống tự miễn ( tức là là cơ thể tự sinh ra những “chất” chống lại chính khớp và gây đau). Việc điều trị viêm khớp dạng thấp thường là rất khó khăn. Việc điều trị bệnh này phụ thuộc khớp bị tổn thương, mức độ bệnh, thời gian bệnh. Vì thế người bệnh không thể tự ý chữa trị. Việc điều trị cũng đòi hỏi một thời gian dài cũng như sự kiên trì của người bệnh. Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu điều trị viêm khớp dạng thấp mà chủ yếu vẫn là điều trị các triệu chứng đau, giảm viêm và hạn chế dính khớp, biến dạng khớp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Chúng ta có thể phòng và hạn chế các đợt viêm khớp tiến triển bằng việc dùng thuốc kết hợp với vận động, sinh hoạt đúng cách như: tránh đứng hoặc ngồi quá lâu; giữ tư thế thẳng, cân đối khi đứng, đi và ngồi; cầm nắm và cử động bàn tay, ngón tay, xoa bóp các khớp. Bệnh nhân cũng nên đi bộ hàng ngày, song cần nghỉ trong thời gian 5-10 phút sau mỗi giờ đi; nên nằm trên giường phẳng, chắc và ngủ đủ giấc.
Một số thuốc thường dùng chủ yếu là thuốc chống thấp tác dụng chậm được ưu tiên sử dụng dài ngày ( như chloroquin, methotrexat…) hay các thuốc kháng viêm giảm đau không steroid ( diclofenac, piroxicam…) và corticoid. Một số trường hợp đau nặng có thể dùng thuốc giảm đau trung ương như morphin.
Để chủ động phòng tránh bệnh viêm khớp dạng thấp và bảo vệ sức khỏe nói chung cũng như sức khỏe cơ thể nói chung và sức khỏe hệ cơ xương khớp nói riêng, ngoài việc xây dựng lối sống tích cực , khoa học và hợp lí; chúng ta cũng nên tạo thói quen khám sức khỏe định kì để tầm soát, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Hiện nay, chuyên khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã và đnag áp dụng hệ thống thiết bị y khoa tân tiến như: Máy đo loãng xương hai bình diện DXUMMT – được WTO công nhận là tiêu chuẩn vàng; Máy chụp cắt lớp CT 64 dãy – một trong những hệ thống CT hiện đại nhất hiện nay cho hình ảnh đa chiều và rõ nét; cùng với hệ thống xét nghiệm đầy đủ, hiện đại hướng tới tiêu chuẩn quốc tế vào chẩn đoán và điều trị các bệnh lí về cơ xương khớp cho người bệnh. Với đội ngũ bác sỹ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và trang thiết bị y tế hiện đại, Khoa Cơ xương khớp – BV Thu Cúc đáp ứng khám & điều trị các bệnh lý cơ xương khớp của người lớn, và một số bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Đồng thời cũng thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật điều trị bệnh lý này như: Tiêm ổ khớp, Chọc dò khớp gối, Nội soi khớp gối, Rửa khớp gối…Tại đây, bệnh nhân sẽ được sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng cao trong môi trường bệnh viện khách sạn tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo an toàn và hiệu quả cao trong điều trị.