Menu xem nhanh:
1. Những triệu chứng nhận biết của viêm amidan hốc mủ
Viêm amidan có 2 thể là viêm amidan quá phát và viêm amidan cấp tính. Trong đó, viêm quá phát nếu không được điều trị phù hợp và dứt điểm sẽ bị tiến triển thành viêm mạn tính. Trong đó, viêm amidan có hốc mủ chính là một trong những dạng thể viêm amidan mạn tính.
Bệnh viêm amidan hốc mủ thường không khó có thể nhận biết. Để nhận diện bệnh, ta hãy thông qua những triệu chứng đặc hiệu. Điển hình như:
– Những triệu chứng nhận biết đầu tiên: cảm giác đau họng và nuốt vướng, tăng tiết dịch nước bọt, xuất hiện hạch cứng, đau tại vùng cổ hoặc xương hàm, những triệu chứng đau lan từ vùng họng lên tai, …
– Triệu chứng bị viêm amidan có hốc mủ cấp tính: Sốt cao từ 38.5 độ C, cảm giác đau ngực, khó thở, mất tiếng, giọng nói bị thay đổi, bệnh nhân ho nhiều, có đờm, lưỡi trắng, phần amidan sưng to gây cản trở đường thở, …
Viêm amidan có hốc mủ thường có những triệu chứng khá dễ nhận biết. Do vậy nên mọi người có thể tham khảo các thông tin trên giúp nhận biết và điều trị bệnh sớm để khắc phục căn bệnh này.
2. Lý do gây tình trạng viêm amidan có hốc mủ
Bên cạnh lý do là biến chứng của viêm amidan mạn tính, viêm amidan có hốc mủ còn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác:
3.1 Cấu tạo của amidan
Phía trên bề mặt của amidan tồn tại nhiều hốc mủ. Đây chính là cơ quan ở vị trí tiếp xúc trực tiếp với thức ăn và không khí. Do đó, amidan sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi sự tấn công từ vi khuẩn, virus và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Từ đó, những ổ mủ sẽ được hình thành. Khi không được kiểm tra và điều trị dứt điểm, tình trạng này sẽ biến chứng thành áp xe.
3.2 Thực hiện vệ sinh răng miệng kém
Người bệnh nếu không thực hiện vệ sinh răng miệng hoặc thực hiện nhưng không đúng cách cũng sẽ là nguyên nhân dẫn với viêm amidan có mủ. Việc không đảm bảo vệ sinh răng miệng sẽ khiến các vi khuẩn và virus tấn công amidan dẫn đến tình trạng gây bệnh.
3.3 Mắc bệnh lý về tai, mũi, họng
Tai, mũi, họng được biết đến là bộ 3 cơ quan có mối liên hệ mật thiết. Cả 3 kết nối với nhau qua các lỗ xoang. Vì vậy, trường hợp một trong ba cơ quan này bị tấn công bởi vi khuẩn mà không được điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng sang cả 2 cơ quan còn lại.
3.4 Vệ sinh môi trường sống không đảm bảo
Khi sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, vi khuẩn, … sẽ dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh về hô hấp. Đặc biệt, tình trạng này sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh viêm amidan.
3.5 Thay đổi thời tiết đột ngột
Khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi đột ngột sẽ dễ gây bệnh. Đặc biệt là vào những ngày giao mùa, cơ thể con người chưa kịp thích nghi với thời tiết, bị tác động sẽ khiến tổn thương amidan.
3. Làm cách nào để điều trị viêm amidan có hốc mủ?
Bản thân amidan đóng vai trò như một phòng tuyến để bảo vệ cho hệ miễn dịch cơ thể. Amidan góp phần giúp chống lại các tổn thương cho phần vòm họng và cả hệ hô hấp. Rất nhiều người có quan điểm rằng khi amidan bị viêm cần lập tức cắt bỏ. Tuy nhiên, điều này là không hoàn toàn phù hợp với mọi tình trạng. Không phải trường hợp nào cũng cứ mắc phải bệnh lý này là cần loại bỏ amidan.
Cụ thể, phương pháp nào để điều trị viêm amidan tốt nhất cần được chỉ định sau khi bệnh nhân đã thăm khám bác sĩ. Ở giai đoạn đầu của viêm amidan, bệnh nhân hoàn toàn có thể điều trị bằng thuốc. Đối với việc cắt amidan chỉ nên được thực hiện trong một số trường hợp sau:
– Viêm amidan dẫn tới biến chứng. Điển hình như: áp xe quanh amidan, viêm tai giữa, viêm khớp, viêm xoang, thấp tim, …
– Viêm amidan chuyển sang tình trạng nặng khiến bệnh nhân khó chịu. Ví dụ như: khó nuốt, khó thở, ảnh hưởng tới giấc ngủ, tắc nghẽn ở phổi, …
– Tái phát nhiều đợt viêm amidan trong cùng một năm.
– Kích thước của amidan to gây nên nhiều ảnh hưởng. Điển hình là hiện tượng ngủ ngáy, ngưng thở, quá trình ăn uống bị cản trở, tắc nghẽn ở phổi, …
– Nghi ngờ tình trạng ác tính.
– Viêm amidan có hốc mủ kèm tình trạng viêm hạch ở cổ.
4. Phòng ngừa bệnh viêm amidan
Viêm amidan là căn bệnh thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, việc phòng ngừa bệnh không quá khó. Người bệnh hãy chú ý đến một số vấn đề sau để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình:
– Tăng cường và thường xuyên tham gia hoạt động thể thao. Hãy tập ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
– Đảm bảo vệ sinh cho răng miệng, mũi, họng. Cụ thể, ta hãy thực hiện đánh răng sau mỗi, súc miệng khi ăn. Đồng thời, súc họng bằng nước muối ấm hàng ngày cũng là thói quen tốt.
– Bảo vệ hệ hô hấp mùa lạnh bằng giữ ấm cơ thể. Điều này sẽ giúp bảo vệ mũi họng.
– Luôn bổ sung cho cơ thể mổi ngày từ 1-2 lít nước để tránh tình trạng khô họng.
– Giữ môi trường sống luôn đảm bảo đủ độ ẩm để tránh việc bị khô niêm mạc họng.
– Nên dùng khẩu trang tránh bụi bảo vệ hô hấp khi làm việc. Đặc biệt là khi bản thân làm việc ở những nơi có mức độ ô nhiễm cao.
– Khi có biểu hiện viêm Amidan cấp, người bệnh cần đi khám và điều trị dứt điểm.
– Rèn luyện thói quen kiểm tra sức khỏe tai mũi họng định kỳ. Khi đó, ta sẽ được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị viêm hốc mủ hiệu quả.
Vừa rồi là những thông tin nhằm giải đáp cho vấn đề điều trị viêm amidan có hốc mủ biến chứng nguy hiểm. Hy vọng mọi người đã đọc và có thể lưu lại để áp dụng trong những trường hợp cần thiết, hỗ trợ bảo vệ cho sức khỏe của bản thân cùng gia đình.