Điều trị lấy tủy răng: Quy trình và thời gian thực hiện

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Phạm Phương Thảo

Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Điều trị lấy tủy răng là một biện pháp tối ưu để giải quyết các vấn đề về tủy, giúp bạn thoát khỏi cảnh đau nhức và bảo tồn cấu trúc răng thật. Từ đó, hạn chế tối đa phải nhổ bỏ răng sâu và thay răng mới. Vậy quy trình và thời gian thực hiện điều trị lấy tủy răng như thế nào? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu vấn đề lấy tủy răng này ngay dưới bài viết này nhé.

1. Điều trị lấy tủy răng là gì?

Đây là một quá trình tiến hành nhằm mục đích loại bỏ hoàn toàn tình trạng viêm và tổn thương của phần tủy bên trong lõi răng. Sau khi hoàn thành, khu vực ống chứa tủy sẽ được làm sạch kỹ càng. Sau đó, được trám kín để bảo vệ và khôi phục tình trạng sức khỏe của răng. Chỉ khi việc này được thực hiện đúng cách, tình trạng viêm mới được giải quyết hoàn toàn và ngừng đau.

Điều trị lấy tủy răng là một biện pháp tối ưu giúp giảm đau.

Chữa tủy răng là một biện pháp tối ưu giúp giảm đau răng (minh họa).

2. Khi nào cần điều trị tủy răng ngay?

Tủy răng là một cơ cấu liên kết các sợi thần kinh và mạch máu, nằm ở cả phần thân lẫn chân răng. Thường thì một răng có thể chứa từ một đến bốn ống tủy. Chức năng chính của chúng là cảm nhận và dẫn truyền cảm giác, nuôi dưỡng cho phần ngà răng và duy trì sự sống của răng.

Nếu bạn thuộc vào một trong những tình huống sau, việc điều trị tủy răng là vô cùng cần thiết:

– Răng bị vỡ do tai nạn hoặc chấn thương mặt từ bên ngoài.

– Răng đã trám đi trám lại nhiều lần, dẫn đến miếng trám tiếp xúc với phần tủy răng.

– Răng bị nhiễm sâu nghiêm trọng dẫn đến viêm nhiễm. Nếu không thực hiện lấy tủy răng kịp thời, có nguy cơ gây ra tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng. Từ đó, hình thành ổ mủ ở răng và gây đau đớn liên tục.

Trước đây, tình trạng hỏng tủy răng thường dẫn đến việc phải nhổ răng hoàn toàn. Nhưng ngày nay, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, việc bảo tồn răng thật là hoàn toàn khả thi.

3. Quy trình 7 bước điều trị lấy tủy răng chuẩn

Để thực hiện điều trị lấy tủy răng, các bác sĩ sẽ thực hiện qua 7 bước sau:

Bác sĩ chẩn đoán và lên phác đồ chữa trị cụ thể cho tình trạng của từng răng

Bác sĩ chẩn đoán và lên phác đồ chữa trị cụ thể cho tình trạng của từng răng (minh họa).

3.1 Bước 1: Thăm khám sơ bộ tình trạng tủy răng

Việc kiểm tra tình trạng răng toàn diện cùng với việc đánh giá răng cần được điều trị là bước không thể thiếu. Răng cần điều trị tủy sẽ được chụp phim X quang kỹ trước. Sau đó, bác sĩ sẽ đánh giá: vết sâu, vết nối cũ, phòng tủy, hệ thống ống tủy, viêm nhiễm vùng xung quanh, và tình trạng xương chứa răng,… Điều này giúp bác sĩ chẩn đoán và lên phác đồ chữa trị cụ thể cho tình trạng của từng răng.

Việc thảo luận trước khi bắt đầu điều trị là rất quan trọng, giúp bạn hiểu rõ về quy trình chữa trị. Từ đó bạn có thể dự tính về thời gian và nguồn tài chính cần thiết.

3.2 Bước 2: Thực hiện gây tê cục bộ cho răng viêm tủy

Trước khi thực hiện thủ thuật, bạn sẽ được tiêm tê để đảm bảo rằng bạn sẽ không thấy đau và thoải mái trong quá trình nha sĩ thực hiện thủ tục. Không phải tất cả trường hợp chữa trị tủy đều yêu cầu tiêm tê. Nếu răng của bạn không đau, thì việc tiêm tê có thể không cần thiết. Ví dụ như trong trường hợp tủy đã mất cảm giác từ lâu hoặc tủy răng đã chết.

3.3 Bước 3: Đặt đệm cao su

Bước này bao gồm việc đặt một lớp đệm cao su để ngăn cách giữa vùng đang được điều trị tủy răng và các vùng xung quanh. Điều này nhằm mục đích ngăn ngừa nước bọt xâm nhập vào khu vực điều trị trong quá trình thực hiện.

3.4 Bước 4: Mở ống tủy, loại bỏ tủy viêm

Bước này, bác sĩ dùng các công cụ chuyên dụng nha khoa để loại bỏ tủy hỏng khỏi khoang tủy. Quá trình này sẽ giúp tiến hành loại bỏ mô tủy viêm và tái khôi phục chức năng của răng.

3.5. Bước 5: Điều chỉnh lại hình dáng ống tủy

Khi đã làm sạch phần tủy bị tổn thương trong răng, nha sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh lại hình dáng của ống tủy để chuẩn bị cho các bước tiếp theo.

3.6 Bước 6: Điều trị trám kín hố tủy

Bước này liên quan đến việc sử dụng các dụng cụ nha khoa để trám kín hố tủy. Từ đó ngăn vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào vùng này. Hoặc nếu có điều kiện, bạn có thể xem xét điều trị tủy răng bằng cách bọc sứ.

3.7 Bước 7: Tái hẹn kiểm tra theo lịch trình

Việc tái hẹn theo lịch trình với bác sĩ là cần thiết để kiểm tra tình hình ổn định của răng sau quá trình điều trị. Đồng thời, bác sĩ sẽ cung cấp hướng dẫn về cách chăm sóc và vệ sinh răng tại nhà cho bạn.

4. Thời gian điều trị tủy răng kéo dài bao lâu thì ổn định? Các nhân tố ảnh hưởng là gì?

4.1 Thời gian điều trị

Thời gian thực hiện điều trị tủy răng được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Thông thường, quá trình này sẽ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn từ 15-30 phút (đối với răng có một ống tủy). Trong đó, sẽ mất khoảng 90 phút nếu răng có nhiều ống tủy. Cụ thể:

– Đối với răng có một ống tủy, bao gồm các răng cửa và răng nanh (răng số 1, 2 và 3).

– Đối với răng có hai ống tủy, gồm răng tiền hàm (răng số 4 và 5).

– Đối với răng có bốn ống tủy, bao gồm răng hàm (răng số 6, 7 và 8).

Thời gian điều trị tủy răng kéo dài bao lâu?

Thời gian điều trị tủy phụ thuộc tùy loại răng (minh họa).

Tuy nhiên, khi thực hiện điều trị tủy răng hàm hoặc răng nanh, việc hẹn tái khám nhiều lần là cần thiết. Trong cuộc hẹn khám đầu tiên, nha sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mô tủy bị nhiễm trùng hoặc tổn thương. Sau đó sử dụng loại thuốc chống khuẩn và giảm đau. Trong cuộc hẹn khám thứ hai, nếu tình trạng đau nhức vẫn tồn tại, nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch lần nữa sự nhiễm trùng nếu cần. Sau làm sạch là việc sử dụng vật liệu chuyên dụng để trám bít lỗ tủy một cách vĩnh viễn.

4.2 Các nhân tố ảnh hưởng thời gian điều trị tủy

Tóm lại, thời gian thực hiện điều trị tủy răng phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Số lượng ống tủy của răng nhiều hay ít:

Số lượng ống tủy sẽ ảnh hưởng đến thời gian thực hiện điều trị tủy của bạn. Vì các nhánh tủy phải được làm sạch kỹ lưỡng, đôi khi cần chia thành nhiều lần điều trị.

Tình trạng răng của bệnh nhân cho tới hiện tại:

Tình trạng răng miệng cũng quyết định thời gian điều trị tủy. Nếu có các vấn đề khác như nhiễm trùng ở chóp răng, viêm nướu,… thì thời gian điều trị hốc tủy sẽ kéo dài hơn.

Trình độ chuyên môn của nha sĩ và phương pháp sử dụng:

Tài năng và kỹ thuật của nha sĩ sẽ ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng của quá trình điều trị. Nha sĩ có kinh nghiệm và kỹ thuật giỏi thường có thể thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Phương pháp phục hình răng sau chữa hốc tủy:

Thường sau khi lấy tủy, bạn sẽ cần thực hiện thêm các bước như trám hoặc bọc răng sứ để bảo vệ và duy trì chức năng của răng.

Hy vọng những thông tin về quy trình và thời gian thực hiện điều trị lấy tủy răng hữu ích cho bạn đọc. Mọi câu hỏi liên quan sẽ được giải đáp chi tiết khi bạn liên hệ cho Thu Cúc TCI nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital