Điều trị bệnh mạch vành thăm khám và tư vấn cách xử lý

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa
Điều trị bệnh mạch vành như thế nào luôn là quan tâm hàng đầu của người bệnh tim mạch. Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, người bệnh sẽ được thăm khám và tư vấn cách xử lý bệnh mạch vành hiệu quả, triệt để, ngăn chặn kịp thời các biến chứng nguy hiểm.

TÌM HIỂU VỀ MẠCH VÀNH

Mạch vành  còn được gọi là mạch vành tim hay động mạch vành. Đây là các các động mạch dẫn máu đến nuôi tim để cho tim có thể hoàn thành chức năng của nó. Mỗi quả tim của chúng ta có hai động mạch vành: động mạch vành phải và động mạch vành trái, các động mạch vành này xuất phát từ gốc động mạch chủ qua các trung gian là các xoang Valsalva và chạy trên bề mặt quả tim.

BỆNH TIM MẠCH VÀNH LÀ GÌ?

Bệnh mạch vành hay còn được biết đến với nhiều thuật ngữ khác như suy động mạch vành, thiếu máu cơ tim, thiểu năng mạch vành, bệnh tim thiếu máu cục bộ. Bệnh mạch vành thực chất là tình trạng hẹp hay tắc nghẽn lòng động mạch dẫn đến thiếu máu đi nuôi tim với triệu chứng điển hình là đau thắt ngực.

Điều trị bệnh mạch vành

Để biết cách điều trị bệnh mạch vành như thế nào người bệnh cần thăm khám và tư vấn với các bĩ chuyên khoa. 

Cơn đau thắt ngực xuất hiện khi động mạch vành hẹp trên 50% khẩu kính lòng mạch. Nếu mạch máu bị tắc nghẽn thì nguy cơ hoại tử cơ tim là rất lớn và có thể gây đột tử hoặc nhẹ hơn là giảm sức lao động của người bệnh. Khi mảng xơ vữa bị vỡ có thể gây tắc mạch đột ngột và cũng gây ra hoại tử cơ tim. Đây là những biến chứng rất nặng của bệnh mạch vành.
Nhắc đến nguyên nhân gây bệnh mạch vành, người ta thường đề cập đến các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành. Theo đó, các yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành gồm: Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu (LDL cao, HDI thấp, triglyceride cao), lạm dụng thuốc lá, thừa cân béo phì, bệnh đái tháo đường, cao tuổi, yếu tố gia đình…

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH MẠCH VÀNH

Triệu chứng của bệnh mạch vành có thể khác nhau từ người này sang người khác và điển hình nhất là cơn đau thắt ngực. Một số người có thể không có bất cứ biểu hiện nào, đây được gọi là thiếu máu cơ tim im lặng.
Cơn đau thắt ngực do bệnh mạch vành gây ra:

  • Người bệnh cảm thấy đau rát ở ngực, cảm giác lồng ngực bị đè nén như đang chịu một áp lực lớn. Đôi khi đó có thể là cảm giác nhói, buốt, bỏng rát khiến bệnh nhân khó chịu.
  • Cơn đau thường xuất hiện ở ngực, vùng dưới xương ức và sau đó lan dần ra cổ, hàm, vai và cánh tay.

Tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn và số lượng động mạch vành bị tắc nghẽn mà mức độ cơn đau có thể từ nhẹ cho đến nặng. Nhìn chung cơn đau thắt ngực sẽ giảm khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc để giãn mạch. Nếu cơn đau vẫn tiếp tục dù bệnh nhân đã nghỉ ngơi, hãy gọi cấp cứu ngay để đề phòng cơn nhồi máu cơ tim.

CHẨN ĐOÁN BỆNH MẠCH VÀNH

Để chẩn đoán bệnh mạch vành, các bác sĩ sẽ tìm hiểu về triệu chứng mà người bệnh gặp phải đồng thời chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như điện tim, nghiệm pháp gắng sức, chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT) và chụp động mạch vành (còn gọi là chụp mạch vành, chụp mạch vành tim. Trong đó, chụp động mạch vành là phương pháp quan trọng nhất, mang lại giá trị cao cho quá trình chẩn đoán bệnh, cho phép xác định chính xác động mạch vành có bị hẹp hay không, vị trí, mức độ hẹp… từ đó giúp bác sĩ chuyên khoa có phương pháp điều trị thích hợp.

BỆNH MẠCH VÀNH VÀ CÁCH CHỮA TRỊ 

Bệnh mạch vành là bệnh thường gặp trong số các bệnh tim mạch. Nguyên tắc trong việc chữa bệnh mạch vành là cải thiện các yếu tố nguy cơ, điều trị theo căn nguyên bệnh, thay đổi lối sống…
Thay đổi lối sống – giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh: Ăn các loại thực phẩm lành mạnh tốt cho tim mạch; nghỉ ngơi nhiều, tránh thức khuya; không sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, ma túy…; giảm cân nếu trọng lượng cơ thể vượt quá ngưỡng cho phép; tập thể dục thường xuyên; giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng, stress…
Tiến hành điều trị theo căn nguyên gây bệnh: Người bệnh cần được thăm khám để tìm nguyên nhân gây bệnh, đánh giá mức độ bệnh. Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.

điều trị bệnh mạch vành

Điều trị nội khoa (thuốc) giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu, cải thiện tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Theo đó, có thể tiến hành điều trị nội khoa bằng thuốc dẫn xuất nitrés, molsidomine, chẹn bêta, ức chế calci, maleate de perexilline (Pexid)… và các phân tử khác. Điều trị cắt cơn đau khi gắng sức bằng cách cho người bệnh nghỉ ngơi, tránh gắng sức, dùng các dẫn xuất niters ngậm dưới lưỡi. Điều trị lâu dài cơn đau thắt ngực khi gắng sức bằng các loại thuốc chẹn beta, các dẫn xuất Nitrat, thuốc ức chế canxi, và các loại thuốc khác…
Các loại thuốc có thể được dùng để điều trị bệnh mạch vành, bao gồm: Thuốc hạ cholesterol,  Aspirin, Beta blockers, Nitroglycerin, Angiotensin – men chuyển (ACE) và ức chế chặn thụ thể angiotensin (ARBS), chẹn kênh canxi…
Các biện pháp thay thế thuốc: Bổ sung Omega – 3 fatty acid cho cơ thể. Nguồn axit omega – 3 fatty có nhiều trong hạt óc chó, dầu canola, đậu nành và dầu đậu tương…
Phẫu thuật động mạch vành và can thiệp ngoại khoa:  được chỉ định trong các trường hợp người bệnh không đáp ứng với thuốc điều trị, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa như nong mạch vành và đặt stent, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH MẠCH VÀNH TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC

Tại Bệnh viện Thu Cúc, người bệnh sẽ được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị hiệu quả với:

  • Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi trong lĩnh vực tim mạch.
  • Hệ thống trrang thiết bị hiện đại, hỗ trợ tích cực cho chẩn đoán.
  • Đặt lịch hẹn khám rất nhanh chóng, không phải chờ đợi lâu.
  • Chăm sóc chu đáo.
  • Áp dụng thanh toán theo bảo hiểm tế và liên kết với nhiều hãng bảo hiểm phi nhân tho.
Điều trị bệnh mạch vành3

Đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý mạch vành và điều trị hiệu quả, ngăn chặn kịp thời các biến chứng nguy hiểm. 

PHÒNG CHỐNG BỆNH LÝ MẠCH VÀNH

  • Không hút thuốc lá. Không sử dụng ma túy. Không lạm dụng cafein…
  • Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như: Huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tiểu đường.
  • Duy trì hoạt động thể chất đều đặn.
  • Ăn các loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe tim mạch.
  • Duy trì một trọng lượng phù hợp.
  • Giảm và quản lý căng thẳng, tránh lo âu kéo dài.

Ý KIẾN NGƯỜI BỆNH

Bác Thái Bá Minh (72 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Cách đây 2 tháng bác cứ hay bị đau thắt ngực, ban đầu chỉ ở mức nhẹ thôi nhưng sau thì càng trở nặng khiến bác không thở nổi. Con trai bác đưa đi khám bác sĩ Quýnh ở Bệnh viện Thu Cúc theo lời giới thiệu của một người bạn. Bác sĩ giỏi, chu đáo và tận tâm. Thăm khám rất cẩn thận, dặn dò chuyện uống thuốc, hướng dẫn cách ăn uống, luyện tập ở nhà sao cho khoa học. Nhờ thế mà bệnh mạch vành của bác đã thuyên giảm rất nhiều, đang trong mức kiểm soát tốt, sức khỏe cũng ổn định hơn. Bác rất mừng, xin cảm ơn bác sĩ Quýnh và các anh, chị em bác sĩ, điều dưỡng viên ở Bệnh viện Thu Cúc.”
Tham khảo thêm : suy tim, bệnh tim mạch, đau tim có nguy hiểm không

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital