Điện tâm đồ block nhánh trái được thực hiện để kiểm tra và xác định triệu chứng suy tim trái, thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim cấp của bệnh nhân, từ đó có phương án điều trị phù hợp.
Menu xem nhanh:
1. Block nhánh trái là gì?
Block nhánh trái (LBBB) nghĩa là sự ngưng dẫn truyền một hoặc toàn phần tín hiệu điện tim ở nhánh bên trái của hệ thống dẫn truyền điện tim sau khi thoát ra từ bó His.
Block nhánh trái không phải là block phân nhánh, mà chia làm 2 dạng khác nhau dựa trên sự gián đoạn của dẫn truyền hoặc mất toàn bộ tín hiệu điện tim:
– Block nhánh trái một phần (không hoàn toàn): tình trạng này xuất hiện khi đường dẫn truyền điện tim ở nhánh trái bị tắc bán phần, không bị tắc hoàn toàn. Điều này có nghĩa một phần tín hiệu điện tim được truyền qua vùng cơ tim của nhánh trái và có thể chức năng tim chưa bị ảnh hưởng nhiều.
– Block nhánh trái toàn phần (hoàn toàn): tình trạng này xuất hiện khi tín hiệu điện tim ở nhánh trái hoàn toàn tắc nghẽn khiến tín hiệu điện không còn khả năng ra/vào vùng tim này. Điều đó có nghĩa khả năng bơm máu của tim bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
2. Cơ chế gây block nhánh trái
Do xung động đi xuống từ bó nhĩ thất phải rồi mới dẫn truyền xuống bó nhĩ thất trái dẫn tới QRS rộng trên điện tâm đồ.
Quy trình khử cực block nhánh trái:
– Xung động dẫn truyền xuống bó nhĩ thất trái bị tắc nghẽn (hoặc bị block) sẽ khiến xung động tạo ra một vectơ khử cực bên phải (hướng tới V1, V2 tạo sóng R nhỏ).
– Sau khi thất phải khử cực xong thì các xung động đi sang bên trái, tạo nên vector thứ hai hướng nhiều sang hướng bên trái (sóng bên và đáy) khử cực bên trái (hướng về V 5, V 6 tạo nên sóng R dương), có hiện tượng tăng điện áp. Quá trình tái cực trong block bên trái:
– Bên phải tái cực trước, sau đó đến bên trái tái cực.
– Điện thế tái cực trái cao hơn bên phải.
– Vector tái cực hướng trái sang phải.
– ST-T chênh xuống ở chuyển đạo bên trái.
– ST-T chênh lên ở chuyển đạo bên phải.
3. Triệu chứng lâm sàng block nhánh trái
Hầu hết các trường hợp bị block nhánh trái không có triệu chứng lâm sàng điển hình, một vài trường hợp bắt nguồn từ nguyên nhân suy tim có thể gặp triệu chứng: khó thở, tím tái… Ngoài ra, có một vài trường hợp hiếm gặp khi bị block cả bó nhánh bên phải và bên trái sẽ bị các đợt ngừng tim cấp tính cần có sự can thiệp của máy tạo nhịp tim.
4. Điện tâm đồ block nhánh trái
4.1. Lưu ý khi đo điện tâm đồ block nhánh trái
– Người bệnh sẽ được nhân viên y tế giải thích cụ thể về kỹ thuật và hướng dẫn các thủ tục khi chuẩn bị tiến hành xét nghiệm.
– Trước khi thực hiện điện tâm đồ, người bệnh cần liệt kê tất cả các triệu chứng đang gặp phải cùng các thông tin quan trọng (tiền sử bệnh, tiền sử gia đình), yếu tố nguy cơ tim mạch (đái tháo đường, tăng huyết áp, đột quỵ, rối loạn nhịp tim) kể cả vấn đề gây lo lắng, căng thẳng hoặc thay đổi gần đây trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin đang sử dụng và liều lượng cũng cần báo với bác sĩ.
– Để không gây nhiễu cho các điện cực ghi điện tim, khi thực hiện đo điện tim, người bệnh cần nằm im, cởi các vật dụng bằng kim loại ra khỏi cơ thể (đồng hồ, thắt lưng, chìa khóa…), tháo khuy áo che kín vùng ngực, hai tay để song song thân mình, hai chân duỗi thẳng. Người bệnh cần lắng nghe và thực hiện theo sự chỉ dẫn của nhân viên y tế trong khi đo;
– Tuỳ thuộc vào diễn tiến của bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định có thể làm điện tâm đồ bao nhiêu lần trong các khoảng thời gian khác nhau.
4.2. Cách đọc điện tâm đồ block nhánh trái
Đo điện tim là xét nghiệm an toàn, không làm ảnh hưởng đến tính mạng, có thể làm bất cứ thời điểm nào, không ảnh hưởng đến bữa ăn, không phải nhịn đói khi làm điện tâm đồ. Cách đọc điện tâm đồ rất khó, đòi hỏi cần có kiến thức về Tim mạch và được huấn luyện kỹ càng.
Dựa trên kết quả được ghi lại, bác sĩ mới có thể chẩn đoán được có triệu chứng của rối loạn chức năng tim xảy ra hay không. Người bệnh có thể hiểu điện tâm đồ đơn giản thông qua phần kết quả của phiếu xét nghiệm, để hiểu được rõ hơn hãy trao đổi với bác sĩ.
Qua hình ảnh thu được ở điện tâm đồ block nhánh trái sẽ có triệu chứng:
– Thời gian sóng QRS rộng: >= 0.12 giây.
– R đơn pha có thể có khía ở vị trí V5 và V6.
– Sóng QRS dạng: rSr ở V1 và V2
– Đoạn ST bị chênh xuống còn T âm ở V5 và V6, aVL, Dl.
5. Điều trị block nhánh trái
Hiện chưa có thuốc điều trị block nhánh trái, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hoặc đưa ra phương pháp điều trị dựa trên căn nguyên gây bệnh và dự phòng các loại rối loạn nhịp tim liên quan.
– Đối với người khoẻ mạnh mắc block nhánh trái không có triệu chứng bất thường: không cần dùng thuốc nhưng vẫn cần theo dõi bằng siêu âm định kỳ thông qua việc kiểm tra tim mạch 1 – 2 lần/năm nhằm kịp thời phát hiện các biến chứng.
– Đối với trường hợp block nhánh trái có triệu chứng trên nền của bệnh lý tim mạch hoặc có biến chứng liên quan đến bệnh tim mạch: đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn có thể sẽ được khuyến cáo.
– Bệnh nhân bị block nhánh trái nguyên nhân từ suy tim: liệu pháp CRT sử dụng máy tạo nhịp tim và tâm thất co bóp song song giúp giảm triệu chứng và làm tăng lưu lượng máu được tim tống ra.
Để kiểm tra chính xác kết quả điện tâm đồ block nhánh trái, người bệnh nên thực hiện thăm khám và đo điện tim tại các bệnh viện, phòng khám lớn, uy tín, đầy đủ trang thiết bị chẩn đoán hiện đại. Liên hệ Thu Cúc TCI để được đặt lịch khám tim mạch và đo điện tim với hệ thống máy móc đạt chuẩn.