Phẫu thuật nâng cơ mí mắt là phương án được nhiều người sụp mí lựa chọn nhằm đảm bảo vấn đề tầm nhìn của mắt, sức khỏe mắt cũng như vấn đề thẩm mỹ. Với những người đang quan tâm đến vấn đề này, chắc chắn cùng đã tìm hiểu qua một vài cái tên và phương pháp phẫu thuật chữa sụp mí. Nếu bạn cũng đang muốn biết về các phương pháp nâng cơ mí mắt này, hãy cùng TCI điểm danh qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Sơ lược các trường hợp được chỉ định phẫu thuật nâng cơ mí trong y khoa
Sụp mí mắt là một trong những vấn đề về mắt khá phổ biến và là nguyên nhân dẫn đến thực hiện phẫu thuật nhằm nâng cơ mí mắt hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào sụp mí cũng được chỉ định phẫu thuật nâng cơ mí.
1.1. Các cấp độ sụp mí mắt
Tình trạng sụp mí mắt được chia thành 3 cấp độ như sau:
– Mức độ nhẹ: Mí mắt của người bệnh chỉ bị sụp xuống một phần, đồng tử bị che lấp không đáng kể và mức độ tầm nhìn bị ảnh hưởng không nghiêm trọng.
– Mức độ nặng:Mí mắt của bệnh nhân rủ xuống và che lấp khoảng 60% đồng tử, khiến tầm nhìn của người bệnh bị ảnh hưởng. Lúc này, khi nhìn một vật nào đó đối diện, người bệnh phải nhướng mắt lên và ngửa cổ mới có thể nhìn thấy được.
– Mức độ nghiêm trọng các định khi mí mắt bệnh nhân che khuất gần hết tầm nhìn. Ở mức độ này, thị lực và tầm nhìn của bệnh nhân suy giảm một cách nghiêm trọng. Người bệnh cũng khó cử động mí mắt hơn.
Tùy theo từng cấp độ cùng việc chẩn đoán, xác định nguyên nhân, thăm khám của các bác sĩ với người bệnh mà việc điều trị sẽ được chỉ định phù hợp và an toàn cho người bị sụp mí.
1.2. Những trường hợp được chỉ định phẫu thuật để nâng cơ mí mắt
Việc chỉ định phẫu thuật sụp mí được các bác sĩ cân nhắc trong các trường hợp như:
– Tình trạng hẹp khe mi mắc phải do cơ. Đó là khi cơ nâng mi bị giảm chức năng co cơ. Tình trạng giảm chức năng co cơ này có thể vĩnh viễn hoặc tạm thời trong các bệnh cơ khu trú hoặc lan tỏa, hoặc sau tiêm Botulinum toxin,…
– Trạng thái sụp mí, hẹp khe mi do tác nhân cơ học như: tình trạng mi trên bị chèn ép do các vấn đề: tuyến lệ phì đại, u mi trên, u hốc mắt,…; tình trạng chùng da mi; do bị dính từ các vấn đề mắt như: xơ hóa quanh cơ, dị ứng thuốc, mắt hột, sẹo mi lớn,…
– Tình trạng sụp mí, hẹp khe mi do thần kinh – cơ trong bệnh nhược cơ nặng.
– Tình trạng sụp mí, hẹp khe mi do chấn thương, do can thiệp mạch máu hoặc sau các phẫu thuật (như phẫu thuật hốc mắt, sọ não, … các can thiệp mạch máu làm tổn thương đến cân cơ và thần kinh, từ đó gây sụp mí).
– Tình trạng sụp mí, hẹp khe mi do vấn đề tuổi già, khiến cân cơ nâng mi giãn đứt, tuột điểm bám, làm mi trên chùng giãn, thừa mỡ, sa tuyến lệ,…
Nhìn chung, các trường hợp sụp mí nặng, sụp mí do vấn đề bệnh lý, sụp mí ảnh hưởng đến tầm nhìn, sụp mí hệ quả từ tai nạn hoặc điều trị, sụp mí tự nhiên liên quan đến vấn đề tuổi già,… đều là những trường hợp nên phẫu thuật.
1.3. Những trường hợp chống chỉ định phẫu thuật để nâng cơ mí mắt
Không phải mọi trường hợp sụp mí hay mong muốn nâng cơ mí mắt đều được chỉ định phẫu thuật. Một số trường hợp chống chỉ định phẫu thuật sụp mí, đó là khi:
– Bệnh nhân có bệnh lý toàn thân chưa thể làm phẫu thuật nâng mí
– Bệnh nhân tuổi còn quá nhỏ không theo kịp điều trị và chăm sóc hậu phẫu
– Bệnh nhân có những tổn thương mới liên quan xuất hiện như tình trạng sẹo mi chưa đủ 6 tháng, liệt dây thần kinh VII chưa đủ 3 tháng,…
Bên cạnh đó, cũng có những bệnh nhân phù hợp với một số phương pháp nhất định do thể trạng đặc biệt. Do đó, bệnh nhân muốn phẫu thuật nâng cơ cho mí mắt, cần chú ý đến các cơ sở y tế khoa mắt uy tín để thăm khám cẩn thận và đầy đủ trước khi thực hiện điều trị.
2. Các phương pháp phẫu thuật nhằm nâng cơ mí mắt cho bệnh nhân sụp mí
2.1. Cắt cơ nâng mi
Hầu hết các trường hợp sụp mí đều có thể được chỉ định theo phương pháp này. Kỹ thuật này cũng được thực hiện cùng việc tạo hình mí mắt theo nhu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ cho vùng da cần phẫu thuật. Sau đó, bác sĩ sẽ phẫu thuật, xác định sợi cơ vòng mi. cân cơ nâng mi và cắt cơ nâng mi theo mức độ sụp mí và chức năng của cơ nâng mi. Bác sĩ sẽ dùng chỉ tự tiêu để treo tạm thời cân cơ nâng mí vào sụn mí.
Việc đánh giá vị trí của mi sau mũi khâu đầu tiên rất quan trọng để tiến hành việc tiếp tục quy trình. Khi mức độ cắt cơ nâng mi và vị trí mí trên đã được xác định, bác sĩ sẽ tiếp tục treo cân cơ nâng mi vào sụn mi bằng chỉ tự tiêu cũng như khâu phục hồi lớp cơ vòng phía trên trước khi khâu kín và băng vết mổ, kết thúc ca mổ.
2.2. Cắt cơ Muller và sụn kết mạc
Phương pháp này thường được chỉ định với trường hợp sụp mí nhẹ và tình trạng đàn hồi của cơ nâng mi tốt. Với phương pháp này, một phần lớp phía sau bao gồm bờ trên sụn, phần dưới cơ muller và kết mạch liên quan sẽ được cắt bỏ. Phương pháp sử dụng gây tê tại chỗ, tiêm lidocain và epinephrine dưới da để tránh sự biến dạng của các lớp giải phẫu trước phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật điều chỉnh sụn mi, da mí, loại bỏ tổ chức thừa, khâu bằng chỉ tự tiêu trước khi băng bó kết thúc phẫu thuật.
2.3. Gấp cơ nâng mi
Gấp cơ nâng mi được chỉ định cho bệnh nhân có mức độ sụp mí vừa và nhẹ, cơ nâng mi còn tốt, nhu cầu can thiệp tối thiểu. Thông thường, phương pháp này sẽ đi cùng các phẫu thuật thẩm mỹ cùng các chức năng tạo hình mí, nâng cung chân mày,…
2.4. Treo mi vào cơ trán
Đây là phương pháp được chỉ định khi chức năng cơ nâng mi của bệnh nhân kém hoặc không còn chức năng nữa. Phương pháp này thực hiện treo mí mắt trên vào cơ tránh bằng các đường hầm dưới cơ vòng mi. Khi đó, độ cao của mí do nâng chân mày cho mắt. Phương pháp này đòi hỏi cơ mi còn đủ độ đàn hồi cần thiết.
Bệnh nhân phẫu thuật nâng cơ mí mắt sẽ được thăm khám và xác định tình trạng cơ mí mắt cũng như tình trạng sụp mí, đồng thời, đánh giá tình hình thể trạng để được chỉ định phương pháp phù hợp. Do đó, việc lựa chọn một bệnh viện mắt uy tín, hiện đại là điều rất quan trọng với bệnh nhân sụp mí mắt. Ngoài ra, cần thực hiện các chỉ định hậu phẫu của bác sĩ một cách nghiêm ngặt để tránh các vấn đề biến chứng sau phẫu thuật.