Nhổ răng là giải pháp xử lý những răng bị hư tổn khi không còn có giải pháp để bảo tồn. Thế nhưng, việc xử lý những chiếc răng ấy không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Nếu nhổ răng không đúng cách sẽ gây những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng toàn diện. Điển hình nhất chính là nhiễm trùng sau nhổ răng khôn. Tình trạng này có thể nhận biết thông qua nhiều dấu hiệu cụ thể.
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là nhiễm trùng sau nhổ răng khôn?
Sau khi nhổ răng bị nhiễm trùng không phải là tình trạng hiếm gặp. Đa phần, các trường hợp bị nhiễm trùng đều là sau khi thực hiện nhổ răng khôn. Nguyên nhân của tình trạng này thường bắt nguồn từ vệ sinh không đảm bảo hoặc sai sót trong quá trình thực hiện.
Đây là một biến chứng gây nhiều hậu quả nguy hiểm. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời, chăm sóc đúng cách sẽ dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: nhiễm trùng xoang hàm, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, hoại tử ở sàn miệng, … thậm chí là nguy cơ tử vong.
2. 8 dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn
2.1 Khó thở, khó nuốt
Nhổ răng không đúng cách có thể dẫn tới trật khớp nhai gây tình trạng khó chịu. Ví dụ như khó nuốt, tức ngực, khó thở, … Bên cạnh đó, vấn đề dị ứng với các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm cũng là nguyên nhân nhổ răng bị nhiễm trùng gây ảnh hưởng tới khoang miệng.
2.2 Vết thương phẫu thuật chảy máu quá nhiều
Sau nhổ răng bị nhảy máu có thể bắt nguồn từ nướu và mạch máu ở niêm mạc đã bị tổn thương. Máu có thể chảy từ màng xương xuống tới răng. Và thông thường, máu chỉ chảy sau khi nhổ răng tối đa là 60 phút. Sau đó quá trình đông máu sẽ tự diễn ra. Thế nhưng nếu máu vẫn liên tục chảy, thậm chí kéo dài tới 1-2 ngày sau đó thì đây rất có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
2.3 Nướu xung quanh khu vực nhổ bị sưng tấy
Trước khi thực hiện nhổ răng, thông thường bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê. Điều này giúp bệnh nhân giảm cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, sau 2 giờ tiêm thuốc tê, chắc chắn cảm giác đau, khó chịu sẽ quay lại và kéo dài trong khoảng 1 tuần. Cùng với đó là biểu hiện sưng mặt, sưng má sẽ diễn ra.
Một số trường hợp, việc đau nhức kéo dài sau nhổ răng khôn bắt nguồn từ nướu răng bị viêm nhiễm. Khi nhổ răng, nướu đã chịu tác động cơ học khiến phần mô mềm quanh vết nhổ sưng tấy. Thậm chí, người bệnh có thể bị phù nề một bên mặt, kéo theo cảm giác đau nhức mạnh kéo dài. Nếu tình trạng này không sớm được điều trị sẽ dẫn tới nướu bị biến chứng gây nhiễm trùng nặng.
2.4 Trong miệng có mùi hôi
Trên thực tế, việc hôi miệng không bắt nguồn từ nhổ răng khôn. Thế nhưng trong một số trường hợp, sau khi nhổ răng khôn, hiện tượng hôi miệng vẫn xuất hiện. Điều này là do quá trình chăm sóc và vệ sinh chưa được thực hiện đúng cách. Đặc biệt, hôi miệng kèm sưng, đau, có mủ rất có thể là báo hiệu cho tình trạng nhổ răng khôn bị nhiễm trùng.
2.5 Cảm giác tê buốt sau 1 tuần thực hiện nhổ răng
Đau nhức là hiện tượng rất bình thường sau khi thực hiện nhổ răng khôn. Thế nhưng, cảm giác ê buốt sẽ thuyên giảm sau khoảng 1 – 3 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Trong trường hợp tình trạng ê buốt kéo dài quá 1 tuần thì đây có thể là báo hiệu nướu ở chân răng khôn đã bị viêm. Người bệnh cần tới gặp bác sĩ để kịp thời xử lý, tránh để tổn thương lan sang các phần khác.
2.6 Khu vực răng khôn đã nhổ có mủ phát triển
Trong quá trình ăn uống, thức ăn rất dễ bị mắc vào các kẽ hở trên lợi. Điều này sẽ tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Lâu ngày, tình trạng này sẽ dẫn đến nhiễm trùng và để càng lâu, vết thương sẽ càng sưng to, xuất hiện mủ.
2.7 Khi đóng, mở miệng có cảm giác đau
Tình trạng đau nhức sau khi thực hiện nhổ răng nếu chuyển biến nặng có thể sẽ khiến người bệnh khó thao tác đóng, mở miệng. Đây là một trong những biểu hiện của việc ổ răng bị nhiễm trùng. Vấn đề nằm ở quá trình vệ sinh sau khi nhổ đã không được đảm bảo.
2.8 Bị sốt trong 1 tuần sau khi nhổ
Với những bệnh nhân có cơ địa yếu, việc sốt sau khi nhổ răng khôn là không thể tránh khỏi. Tình trạng này thông thường sẽ kéo dài 1 – 2 ngày sau khi nhổ. Tuy nhiên, trong trường hợp sau 1 tuần không dứt sốt, người bệnh cần tới gặp bác sĩ để được kiểm tra. Đây có thể là quá trình nhiễm trùng do chân răng còn sót lại.
3. Nguyên nhân gây nhiễm trùng ổ răng sau khi nhổ
Việc nhiễm trùng sau nhổ răng khôn bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Nhìn chung, những nguyên nhân này đều bắt nguồn từ 2 yếu tố là quá trình thực hiện sai sót và vệ sinh không được đảm bảo. Cụ thể:
– Vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng sai, chưa phù hợp. Thức ăn bám vào những lỗ nhổ răng khiến hình thành vi khuẩn, vết thương bị nhiễm khuẩn.
– Hút thuốc lá ngay sau khi nhổ răng khiến ổ răng bị nhiễm trùng. Tình trạng này là do khói thuốc tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở gây viêm nhiễm.
– Dụng cụ nhổ răng chưa được thực hiện sát trùng kĩ lưỡng. Từ đó, vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để phát triển, tấn công.
– Tay nghề của bác sĩ đôi khi cũng là một trong những yếu tố tác động gây ra nhiễm trùng.
– Người bệnh bị mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy, viêm quanh chóp răng, …
– Răng cần nhổ quá sâu khiến trong quá trình nhổ gây ảnh hưởng tới nướu răng và xương hàm. Đó cũng là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng.
4. Phương pháp điều trị nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn
Để điều trị tình trạng sau khi nhổ răng khôn bị nhiễm trùng, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp sau:
– Tới bệnh viện, nha khoa thực hiện kiểm tra và điều trị
– Sử dụng túi lạnh và lạnh chườm bên ngoài má để giảm đau.
– Thực hiện quá trình vệ sinh khoang miệng đúng cách.
– Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên sử dụng những thực phẩm mềm, dễ nhai nuốt.
– Sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng liều lượng bác sĩ đã chỉ định.
– Thường xuyên sử dụng nước sát khuẩn súc miệng.
Trên đây là những dấu hiệu để nhận biết tình trạng viêm nhiễm sau khi nhổ răng khôn và những cách điều trị. Chúng ta hãy lưu lại để khi cần thiết có thể áp dụng phù hợp.