Những cơn đau đẻ được ví như “xé da, xé thịt” khiến nhiều chị em dù đã trải qua lần sinh đầu nhưng vẫn không khỏi ám ảnh. Vì thế, sinh thường lần 2 có đau không là băn khoăn của không ít mẹ bầu. Những thông tin dưới đây sẽ giúp các mẹ trả lời được thắc mắc này.Đẻ thường lần 2 có đau không
Menu xem nhanh:
1. Sinh mổ rồi sinh có thường được không?
Vì nhiều lý do khác nhau mà các mẹ phải sinh mổ ở lần đầu tiên. Nhiều chị em muốn sinh thường sau sinh mổ ở lần thứ 2 nhưng lại lo lắng sinh mổ rồi có sinh thường được không. Câu trả lời là: hoàn toàn được, nhưng cần cân nhắc dựa vào nhiều yếu tố như:
1.1. Số lần sinh mổ trước đây
Việc đã sinh mổ bao nhiều lần ảnh hưởng khá nhiều đến quyết định lần kế tiếp. Về thắc mắc sinh mổ rồi sinh thường có được không, theo hướng dẫn của Hiệp hội Sản Phụ khoa Canada, các bà mẹ qua hai lần sinh mổ trước đây có thể sinh thường ở lần thứ 3, nhưng trên thực tế, trường hợp này ít khi xảy ra.
1.2. Lý do sinh mổ những lần trước
Lý do sinh mổ trong lần sinh trường cũng một phần ảnh hưởng đến khả năng thành công của ca mổ. Nếu như những lần trước, chị em được chỉ định sinh mổ do thai nhi không quay đầu…thì rất có thể lần này việc đó sẽ lặp lại. Hay có những trường hợp mẹ đã cố gắng sinh thường nhưng không thành công ở lần trước thì thường phải chỉ định mổ.
1.3. Loại sẹo tử cung tử lần sinh trước
Có hai kiểu rạch tử cung trong phẫu thuật sinh mổ đó là: vết rạch ngang hoặc vết rạch từ trên xuống. Điều này chị em có thể hỏi lại bác sĩ đã mổ cho mình hoặc xem trong thông tin y bạ. Một số nghiên cứu cho thấy vết mổ từ trên xuống làm tăng nguy cơ bục tử cung, tuy nhiên hiện nay vết mổ này cũng ít phổ biến hơn. Vì thế nếu có ý định sinh thường sau sinh mổ, chị em cần trình bày rõ về tình trạng của những lần sinh trước với bác sĩ.
1.4. Khoảng cách giữa hai lần sinh
Thời gian được khuyến cáo giữa hai lần sinh, trong đó với trường hợp sinh mổ lần đầu là khoảng 2 năm. Đây là thời gian trung bình để mẹ hồi phục sức khỏe và vết mổ đã lành.
1.5. Một số yếu tố khác
Có bằng chứng cho thấy phụ nữ dưới 35 tuổi hoặc phụ nữ không thừa cân có tỷ lệ sinh thường thành công sau sinh mổ cao hơn vì những phụ nữ này thường có em bé có kích thước nhỏ hơn. Tuy nhiên, điều này cũng không tuyệt đối chính xác. Cũng có ít trường hợp không thể sinh thường lần trước do em bé quá lớn để phải sinh mổ nhưng lần tiếp theo vẫn thành công với sinh tự nhiên dù em bé còn lớn hơn.
2. Đẻ thường lần 2 có đau không?
Đa số chị em sẽ không bao giờ quên những cơn đau đẻ, dù sinh thường hay sinh mổ. Họ hy vọng rằng lần sinh tới “đã quen” rồi nên sẽ bớt cảm giác đau hơn. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Vì thực tế dù là sinh thường lần mấy, sản phụ vẫn phải trải qua những cơn đau đẻ – cơn đau gò tử cung có khi kéo dài nhiều giờ liền. Tất nhiên, cổ tử cung cũng vẫn phải mở tử 0 cm đến 10 cm mới có thể sinh thường. Vì thế, dù sinh thường lần 2 hay lần mấy thì mẹ vẫn phải chịu những cơn đau, được dân gian ví như “gãy 20 chiếc xương sườn cùng một lúc”
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng: Sản phụ đẻ con thứ bao giờ cũng dễ dàng hơn với con đầu lòng, trừ trường hợp khoảng cách giữa hai lần sinh quá xa (trên 5 năm) thì cảm giác đau của hai lần tương đương nhau.
Cụ thể, thời gian chuyển dạ của mẹ đẻ thường lần đầu là 8-12 giờ, nhưng đẻ thường lần 2, thời gian chuyển dạ trung bình chỉ từ 6-10 giờ.
Như vậy, đẻ thường lần 2 mẹ vẫn phải trải qua những cơn đau như lần trước, tuy nhiên có thể sẽ đỡ hơn. Để an tâm sinh thường, mẹ nên lựa chọn những bệnh viện uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, tận tình cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại như bệnh viện ĐKQT Thu Cúc. Chúc các mẹ “vượt cạn” thành công.
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc