Có bao giờ bạn cảm thấy khó chịu vì đau rát ngực về đêm, nhất là sau bữa tối hoặc khi nằm xuống? Triệu chứng này không chỉ gây mất ngủ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Đau rát ngực vào ban đêm có thể liên quan đến các bệnh lý tiêu hóa, đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản (GERD), viêm loét dạ dày, hoặc rối loạn tiêu hóa chức năng. Việc hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng ngừa sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.
Menu xem nhanh:
1. Đau rát ngực về đêm là gì?
Đau rát ngực về đêm là cảm giác khó chịu, đau nhức hoặc bỏng rát ở vùng ngực, thường xuất hiện khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc ngủ. Triệu chứng này thường đi kèm với cảm giác nóng ở dạ dày hoặc họng, khó tiêu và ợ chua.
1.1 Các dấu hiệu thường gặp
– Cảm giác bỏng rát hoặc đau nhức ở vùng ngực.
– Triệu chứng tăng khi nằm hoặc sau bữa ăn tối muộn.
– Có thể kèm theo khó thở, cảm giác đầy hơi hoặc buồn nôn.
1.2 Nguyên nhân dẫn đến đau rát ngực về đêm
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau rát ngực về đêm. Khi acid dạ dày trào ngược lên thực quản, nó có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản, dẫn đến cảm giác bỏng rát và đau đớn. Các yếu tố nguy cơ chủ yếu dẫn đến GERD:
– Ăn tối muộn hoặc ăn nhiều thức ăn giàu chất béo.
– Uống rượu bia hoặc đồ uống chứa nhiều caffeine trước khi ngủ.
– Thói quen không lành mạnh như nằm ngay sau khi ăn.
Viêm loét dạ dày – tá tràng
Viêm loét dạ dày cũng có thể gây đau ngực về đêm do tăng tiết acid hoặc tổn thương niêm mạc dạ dày lan tỏa.
Co thắt thực quản
Một số trường hợp đau ngực về đêm có thể xuất phát từ co thắt cơ thực quản, gây ra cảm giác đau giống như đau tim.
2. Đau rát ngực về đêm và mối liên hệ với bệnh lý tiêu hóa
2.1 Mối liên hệ trực tiếp giữa đau rát ngực về đêm và GERD
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 75% người bị GERD thường gặp triệu chứng đau rát ngực vào ban đêm. Acid dạ dày không chỉ gây tổn thương thực quản mà còn ảnh hưởng đến thần kinh cảm giác, làm tăng cơn đau khi nằm.
2.2 Ảnh hưởng của viêm loét dạ dày
Tổn thương trong dạ dày hoặc tá tràng không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng như thủng dạ dày hoặc ung thư, đồng thời làm tăng nguy cơ đau ngực về đêm.
2.3 Các bệnh lý tiêu hóa khác liên quan
Ngoài GERD và viêm loét dạ dày, các vấn đề như hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc rối loạn tiêu hóa chức năng cũng có thể gây đau ngực, đặc biệt khi tình trạng đầy hơi tạo áp lực lên cơ hoành.
3. Phân biệt nguyên nhân gây đau rát ngực về đêm
Đau do trào ngược dạ dày thực quản (GERD):
– Cơn đau thường xuất hiện khi nằm hoặc sau bữa ăn.
– Đi kèm ợ nóng, khó tiêu hoặc cảm giác nghẹn ở họng.
Đau do tim mạch:
– Cơn đau chủ yếu ở ngực nhưng có thể lan ra cánh tay trái, hàm hoặc lưng.
– Thường đi kèm khó thở, vã mồ hôi hoặc cảm giác tức ngực.
Đau do rối loạn thần kinh hoặc vấn đề cơ xương:
– Thường đau khi vận động, thay đổi tư thế.
– Không liên quan đến bữa ăn hoặc các triệu chứng tiêu hóa.
4. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn gặp một trong các triệu chứng sau, hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, mức độ bệnh và điều trị kịp thời:
– Đau rát ngực dữ dội kéo dài, không giảm khi thay đổi tư thế.
– Khó thở, đau lan ra cánh tay hoặc hàm (dấu hiệu có thể liên quan đến tim).
– Nôn ra máu hoặc phân đen (dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa).
5. Chẩn đoán đau rát ngực về đêm
Việc chẩn đoán đau rát ngực về đêm đòi hỏi phải phân biệt rõ nguyên nhân, đặc biệt khi triệu chứng có thể xuất phát từ các vấn đề tiêu hóa, tim mạch hoặc hô hấp. Quy trình chẩn đoán thường bao gồm khai thác triệu chứng, tiền sử bệnh, và thực hiện các xét nghiệm hỗ trợ.
5.1 Khai thác triệu chứng và tiền sử bệnh lý
Trong quá trình khám lâm sàng, các bác sĩ thường hỏi người bệnh một số câu hỏi sau:
– Cơn đau ở ngực xuất hiện vào thời điểm nào? Có liên quan đến bữa ăn không?
– Vị trí cụ thể của đau rát ngực? Cơn đau có lan ra cánh tay, hàm, hoặc lưng không?
– Các triệu chứng kèm theo như khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn, hoặc khó thở?
– Tiền sử các bệnh lý tiêu hóa (viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản) hoặc bệnh tim mạch.
– Lối sống, thói quen ăn uống và các yếu tố kích thích như stress, thuốc lá, rượu bia.
Sau đó các sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát và tập trung vào các hệ cơ quan liên quan:
– Kiểm tra vùng ngực: Sờ nắn để xác định điểm đau, nghe tim phổi để loại trừ bệnh lý tim mạch hoặc hô hấp.
– Kiểm tra vùng bụng: Nhấn vào vùng thượng vị để phát hiện dấu hiệu đau do bệnh lý dạ dày.
5.2 Kiểm tra cận lâm sàng
Nội soi dạ dày – thực quản
Nội soi là phương pháp quan trọng để chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản (GERD), viêm loét dạ dày hoặc tổn thương thực quản. Phương pháp này giúp xác định mức độ viêm, loét và loại trừ các tổn thương ác tính.
Đo pH thực quản 24 giờ
Phương pháp này được sử dụng để đánh giá mức độ trào ngược acid dạ dày vào thực quản thông qua lượng acid đo được ở thực quản trong suốt 24 giờ và dùng trong các trường hợp nghi ngờ GERD nhưng chưa rõ ràng qua nội soi.
Các phương pháp khác:
– Điện tâm đồ (ECG): Nếu có nghi ngờ đau ngực do bệnh tim, điện tâm đồ sẽ giúp loại trừ các bệnh lý như nhồi máu cơ tim hoặc rối loạn nhịp tim.
– Xét nghiệm máu: Để kiểm tra các dấu hiệu viêm nhiễm, thiếu máu hoặc các yếu tố nguy cơ liên quan đến tim mạch.
– Siêu âm bụng: Đánh giá các cơ quan tiêu hóa khác như gan, túi mật, tụy nhằm loại trừ các bệnh lý gây đau ngực gián tiếp.
– Chụp X-quang ngực hoặc CT ngực: Giúp loại trừ các nguyên nhân đau ngực liên quan đến phổi như viêm màng phổi hoặc khối u trung thất.
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI được trang bị đầy đủ các phương pháp chẩn đoán hiện đại cùng hệ thống thiết bị tiên tiến. Đặc biệt, kỹ thuật đo áp lực thực quản độ phân giải cao (HRM) và đo pH thực quản 24 giờ – được coi là “tiêu chuẩn vàng” trong việc chẩn đoán các bệnh lý thực quản liên quan đến rối loạn nuốt và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) – hiện chỉ có tại một số ít bệnh viện ở khu vực miền Bắc. Hệ thống máy móc nhập khẩu từ Mỹ đảm bảo độ chính xác cao và an toàn tuyệt đối.
Bên cạnh đó, hệ thống còn được đầu tư đồng bộ với các công nghệ nội soi tiên tiến như NBI, MCU, cùng các thiết bị siêu âm, chụp CT đa dãy hiện đại. Các phương pháp chẩn đoán được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia tiêu hóa hàng đầu cùng các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, mang lại sự thoải mái và yên tâm tối đa cho người bệnh.