Tủy răng có thể gọi là nguồn sống của răng. Chúng cung cấp chất dinh dưỡng, đảm bảo chất dinh dưỡng cho hàm răng. Vậy sẽ ra sao khi tủy răng chết và đâu là dấu hiệu nhận biết răng chết tủy? Làm sao để điều trị? Hãy cùng đi tìm đáp án qua những thông tin sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Làm sao để nhận biết những chiếc răng chết tủy?
1.1 Răng chết tủy là gì?
Răng khỏe mạnh sẽ có cấu tạo gồm 3 lớp: men răng, ngà răng, tủy răng. Trong đó, tủy răng là lớp nằm ở vị trí trong cùng. Chúng được bao bọc kín bên ngoài bởi men răng và ngà răng. Nhờ vậy, tủy răng sẽ được đảm bảo an toàn. Nhưng cũng chính vì vậy, khi ngà răng và men răng bị tổn thương sẽ kéo theo tình trạng tủy răng bị đe dọa. Nhiều vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra như: viêm nhiễm tủy răng, hoại tử và thậm chí là chết tủy.
Răng chết tủy có thể hiểu là phần tủy răng đã bị tổn thương, viêm nhiễm nghiêm trọng. Từ đó dẫn tới việc tủy không hoạt động nữa.
1.2 Dấu hiệu nhận biết răng chết tủy
Một vài dấu hiệu nhận biết răng chết tủy thường thấy như: tình trạng đau nhức răng, phần lợi bị sưng tấy, … Kèm theo đó là cảm giác ê buốt, càng về đêm sẽ càng trở nặng. Bên cạnh đó, khi ta sử dụng những món ăn nóng lạnh, cơn đau nhức sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Trước khi chết tủy, tủy bị tổn thương sẽ trải qua nhiều giai đoạn. Trong đó, mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng khác nhau:
– Viêm tủy phục hồi: Đây là giai đoạn tủy răng bắt đầu bị tổn thương. Những cơn đau nhẹ sẽ xuất hiện và càng về đêm càng rõ rệt. Bên cạnh đó, khi uống đồ lạnh, người bệnh sẽ cũng có cảm giác ê buốt.
– Viêm tủy mãn tính: Bước vào giai đoạn này, những cơn đau dai dẳng sẽ xuất hiện vàng sáng sớm hoặc ban đêm. Khi này, răng đang ở tình trạng cực kì nhạy cảm. Vậy nên chủ 1 hành động nhỏ cũng khiến đau nhức.
– Viêm tủy cấp tính: Khi răng đã bị viêm tủy cấp tính, những cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn, kéo dài hơn. Thậm chí, mỗi cơn đau có thể lên tới vài tiếng đồng hồ. Phần nướu răng cúng ẽ bị tổn thương dẫn tới tích tụ mủ, bị sưng, bị đau.
– Hoại tử: Lúc này, chiếc răng đã chết tủy và không còn cảm giác đau đớn nữa. Tình trạng viêm sẽ chuyển dần lên chóp răng, mủ chân răng, … thậm chí mất răng.
2. Những lý do khiến răng chết tủy
Sau đây là những nguyên nhân khiến răng chết tủy:
2.1 Bệnh sâu răng
Sâu răng chính là một trọng những nguyên nhân chủ yếu gây mất tủy răng. Khi bệnh nhân bị sâu răng, mức độ tấn công của vi khuẩn sẽ nghiêm trọng hơn. Chúng sẽ tấn công lần lượt men răng và tới ngà răng. Sau đó, khi 2 lớp bảo vệ này không còn hoạt động tốt, vi khuẩn sẽ xâm nhập, gây hại cho tủy. Dó đó, khi phát hiện tình trạng sâu răng, bệnh nhân cần đi khám ngay để tránh ảnh hưởng tới tủy.
2.2 Bệnh viêm nướu, viêm nha chi
Viêm nướu, viêm nha chu cũng được biết đến là nguyên nhân khiến chết tủy răng. Khi bệnh viêm nướu, không được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ khiến tình trạng ngày càng trầm trọng. Răng suy yếu dần, bị phá hủy và dẫn tới chết tủy.
2.3 Răng bị chấn thương
Trong trường hợp răng gặp phải những chấn thương dẫn tới nứt, mẻ cũng là nguy nhân làm răng chết tủy. Khi răng bị tổn thương, các mạch máu và nguồn nuôi tủy sẽ đều bị tổn thương. Chức năng cung cấp các chất dinh dưỡng của tủy cũng bị phá hủy. Từ đó, tủy răng không được thực hiện nuôi dưỡng đều đặn sẽ dẫn tới chết tủy.
3. Tình trạng răng chết tủy có nguy hiểm không?
Tình trạng răng chết tủy gây ra những ảnh hưởng nhất định cho người bệnh. Tình trạng này không chỉ khiến bệnh nhân gặp khó khăn, giảm chất lượng cuộc sống. Nó còn kéo theo nhiều nguy cơ bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
Khi một răng bị chết tủy, vi khuẩn có thể nhân cơ hội lan rộng sang những răng xung quanh. Những biến chứng như viêm chóp răng, áp xe, mủ chân răng có thể xảy ra. Và lâu ngày nếu vẫn không được điều trị thích hợp sẽ phát sinh nhiều nguy cơ như viêm xương, viêm hạch, rụng răng, …
Ngoài ra, tình trạng răng chết tủy nếu không điều trị sớm và đúng cách sẽ khiến răng không thể tồn tại. Dần dần, người bệnh sẽ bị mất răng. Khi này, ta sẽ cần tới nha khoa để được tư vấn phục hình răng giả Implant. Phương pháp này sẽ giúp cải thiện hàm răng và duy trì các chức năng. Nếu không thực hiện trồng răng giả, khả năng rất lớn răng sẽ bị tiêu xương, lệch khớp hàm hoặc lão hóa sớm khuôn mặt.
4. Cách điều trị răng bị chết tủy
Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ nhổ răng chết tủy khi không còn có thể cứu vãn. Trong trường hợp có thể phục hồi và bảo tồn chức năng, răng sẽ được giữ lại và áp dụng một số điều trị.
4.1 Chữa tủy răng
Chữa tủy răng là một trong những phương pháp phổ biến nhất để điều trị răng chết tủy. Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ cần thực hiện gây tê để tiến hành mở buồng tủy, làm sạch tủy bị nhiễm khuẩn. Sau khi cá ống tủy đã được làm sạch sẽ được lấp đầy bởi vật liệu trám bít ống tủy. Đối với phần thân răng, bác sĩ sẽ tiến hành hàn trám, tạo hình lại. Cuối cùng, một chụp răng sẽ được làm để bảo vệ và phục hồi chức năng ăn uống, tính thẩm mỹ của răng.
Đối với một số trường hợp, sau khi răng đã được chữa tủy vẫn xảy ra tình trạng nhiễm trùng chóp răng. Khi đó, bác sĩ sẽ cần chữa tủy lại.
4.2 Cắt cuống răng
Trước khi thực hiện cắt cuống răng, bệnh nhân sẽ được gây tê. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện rạch lợi và bỏ xương để lộ ra phần chóp răng bị nhiễm trùng. Ổ viêm và phần chân răng trọng đó sẽ được thực hiện loại bỏ. Sau khi đã thực hiện xong, bác sĩ sẽ tiến hành hàn trám với các vật liệu trám bít. Phần lỗ hổng ở xương sẽ được lấp đầy bằng vật liệu xương nhân tạo.
4.3 Nhổ răng
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu nhổ răng bị chết tủy. Răng sẽ được lấy ra bằng dụng cụ thích hợp. Những ổ nhiễm trùng cũng sẽ được loại bỏ. Sau khi đã hoàn tất nhổ răng, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc và dặn dò để thực hiện quá trình chăm sóc tại nhà.
Với những thông tin về răng chết tủy ở trên, hy vọng mọi người đã có được những kiến thức cho bản thân để áp dụng khi cần thiết.