Hen phế quản còn được gọi là hen suyễn, là bệnh lý phổ biến nhưng chưa được quan tâm khiến tình trạng bệnh tiến triển nghiêm trọng. Nếu không được điều trị phù hợp, dấu hiệu hen phế quản ngày càng tồi tệ và biến chứng nặng xuất hiện, đe doạ tính mạng người bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh hen phế quản và một số thông tin tổng quan
1.1. Hen phế quản là bệnh gì?
Hen phế quản hay còn được biết đến với tên gọi hen suyễn là bệnh lý gây co thắt cơ trơn phế quản, phù nề, tăng tiết dịch nhầy đường thở. Tình trạng này khiến cơn khó thở xuất hiện thành từng cơn. Trước khi cơn hen phế quản khởi phát, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu ở vùng mũi họng và các cơn ho cấp tính sẽ hình thành.
1.2. Nguyên nhân
Đến thời điểm hiện tại, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh lý này. Trên thực tế cơn hen sẽ xuất hiện khi người bệnh gặp phải các dị nguyên gây dị ứng đường thở cụ thể như sau:
– Nấm mốc
– Bụi bẩn
– Môi trường ẩm ướt
– Khói thuốc lá
– Chất thải động vật
– Lông chó mèo
– Phấn hoa
– Virus, vi khuẩn gây nên tình trạng nhiễm trùng phổi
– Tình trạng bụi mịn, không khí ô nhiễm
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, bệnh còn có thể xảy ra do các yếu tố sau đây:
– Tập thể dục quá độ
– Lao động quá sức
– Tiếp xúc với điều kiện không khí quá khô hoặc quá lạnh
Nhóm nguyên nhân cuối cùng là do tính chất công việc của người bệnh như làm việc ở môi trường nhiều khói bụi, hoá chất hay khí gas trong thời gian dài.
2. Chuyên gia lưu ý dấu hiệu hen phế quản để xử trí sớm
Dấu hiệu hen phế quản có những biểu hiện dễ nhầm lẫn với các bệnh về phổi khác bao gồm:
– Lao
– Phổi tắc nghẽn mạn tính
Triệu chứng của bệnh lý này ở mỗi người thường khác nhau. Một số trường hợp bệnh bị khó thở đột ngột, triệu chứng chỉ xảy ra ở một số thời điểm nhất định. Ngược lại, nhiều người bệnh có triệu chứng xuất hiện xuyên suốt.
2.1. Dấu hiệu hen phế quản phổ biến ở nhiều người bệnh
Các triệu chứng của hen suyễn xảy ra ở hầu hết người bệnh là:
– Khó thở
– Đau, căng thẳng hoặc tức ngực
– Tiếng rên khi thở ra
– Khó ngủ, mất ngủ do khó thở, ho nhiều
– Tình trạng ho nặng hơn khi bị cảm cúm, cảm lạnh
2.2. Lưu ý dấu hiệu hen phế quản nghiêm trọng
Một số dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh hen phế quản đang trở nên nghiêm trọng, cụ thể như sau:
– Các triệu chứng của bệnh xuất hiện thường xuyên và gây khó chịu nhiều hơn
– Khó thở nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc người bệnh
– Cần sử dụng thuốc xịt giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng, tần suất dày hơn
– Triệu chứng nghiêm trọng hơn ở một số tình huống
Đối với một số người bệnh, triệu chứng hen suyễn trở nên nặng hơn ở một số tình huống sau đây:
– Hen suyễn do tập luyện, có thể trở nặng khi tập ở thời tiết quá lạnh và khô.
– Hen suyễn do nghề nghiệp, kích hoạt bởi các chất kích thích trong môi trường làm việc như khí độc, khí gas, khói bụi.
– Hen suyễn do dị ứng, được kích hoạt bởi nước hoa, phấn hoa, nấm mốc, phân gián, lông động vật, …
3. Biến chứng hen phế quản nếu không được điều trị phù hợp
Trong trường hợp không được điều trị sớm, phù hợp, hen phế quản có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
– Nhiễm khuẩn phế quản
– Xẹp phổi
– Tràn khí màng phổi
– Tâm phế mạn tính
– Suy hô hấp
– Ngừng hô hấp dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào
Ngoài ra, người bệnh có thể đối mặt với các tác động khác từ bệnh hen suyễn kéo dài như:
– Triệu chứng bệnh cản trở giấc ngủ, làm giảm chất lượng công việc, học tập cũng như sinh hoạt thường ngày.
– Sự co hẹp vĩnh viễn của đường dẫn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hô hấp.
– Phải đến phòng cấp cứu, nhập viện liên tục do cơn hen suyễn nặng.
– Tác dụng phụ từ việc sử dụng thuốc điều trị, ổn định cơn hen suyễn trong thời gian dài.
Có thể thấy, biến chứng của bệnh hen suyễn gây ra rất nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần thăm khám tại chuyên khoa Hô hấp và tuân thủ phác đồ điều trị cũng như lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa.
4. Điều trị hen phế quản an toàn, phù hợp với tình trạng bệnh
Hen phế quản khó điều trị khỏi hoàn toàn tuy nhiên việc kiểm soát triệu chứng là điều có thể. Hiện nay, bệnh được điều trị bằng cách kết hợp dùng thuốc và không dùng thuốc, mục đích chủ yếu ngăn chặn cơn hen phế quản cấp.
4.1. Nội khoa
Người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc kiểm soát hen phế quản dài hạn như:
– Corticosteroid dạng hít
– Thuốc kích thích beta với tác dụng kéo dài
– Thuốc đường hít kết hợp có thể là Leukotriene, Theophylline,…
Đây là biện pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị hen phế quản, hỗ trợ kiểm soát cơn hen hàng ngày và hạn chế sự xuất hiện cơn hen cấp.
Bên cạnh đó, các loại thuốc cắt cơn có tác dụng nhanh cũng được chỉ định cho một số trường hợp, cụ thể:
– Thuốc kích beta tác dụng ngắn
– Corticosteroid đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch
– Ipratropium,… mục đích cải thiện các triệu chứng của cơn hen phế quản cấp ngay lập tức.
Lưu ý, người bệnh chỉ được uống các loại thuốc trên theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về sử dụng hay tăng giảm liều lượng thuốc, điều này sẽ khiến cơn hen suyễn tái phát nhiều hơn.
4.2. Lối sống, cách sinh hoạt
– Tập thể dục đều đặn với cường độ vừa phải, hợp sức
– Ăn uống hợp lý, ưu tiên trái cây, rau xanh, thịt trắng, cá, …
– Phòng tránh các yếu tố dễ gây khởi phát cơn hen như khói bụi, phấn hoa, lông thú cưng, các thực phẩm dễ gây dị ứng, …
– Vệ sinh chỗ ở, nơi làm việc thường xuyên để tránh bụi bẩn, nấm mốc
– Tái khám định kỳ và báo với bác sĩ khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng khác thường
Sự lựa chọn phương pháp điều trị bệnh cần dựa trên các yếu tố như:
– Tuổi
– Triệu chứng
– Yếu tố khởi phát
– Các yếu tố kiểm soát bệnh
Bệnh nhân cần được theo dõi, tái khám để bác sĩ đánh giá mức độ hiệu quả của phương pháp điều trị từ đó có sự điều chỉnh phù hợp về kế hoạch kiểm soát bệnh trong thời gian tới.
Nhìn chung, hen phế quản là bệnh viêm đường hô hấp mạn tính, được khởi phát bởi nhiều yếu tố kích thích. Bệnh không lây lan từ người này sang người khác, thường liên quan đến cơ địa và có tính chất di truyền. Việc điều trị sớm, liên tục giúp bệnh nhân giảm cơn hen phế quản cũng như nâng cao chất lượng công việc, cuộc sống.