Tỉ lệ người mắc bệnh nhồi máu cơ tim cấp ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng với tỉ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, nhồi máu cơ tim dù nguy hiểm nhưng vẫn có thể phòng ngừa
Nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm bởi có đến hơn 50% bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng báo hiệu nên việc phòng ngừa càng khó thực hiện. Ở một số bệnh nhân nếu hỏi bệnh kỹ có thể tìm thấy một số yếu tố mang tính chất nguy cơ như: những gắng sức về thể lực, các chấn thương về tình cảm, các bệnh nội ngoại khoa khác mà bệnh nhân đang bị…
Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra bất kỳ thời gian nào trong ngày. Tuy nhiên, thì thời gian hay bị nhất là vào buổi sáng, vài giờ sau khi tỉnh giấc.
Đau ngực là triệu chứng đặc trưng cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim gấp, người bệnh cảm thấy đau ngực dữ dội, cảm giác đau sâu trong nội tạng, như bị đè nặng, không thở được.
Ở một số trường hợp điển hình, người bệnh thườn gđau ở phần giữa ngực có kết hợp với đau vùng thượng vị, nhiều trường hợp chỉ có đau vùng thượng vị và thường bị nhầm thành cơn đau dạ dày. Có khoảng 30% các trường hợp đau lan ra cánh tay bên trái, ngoài ra người bệnh có thể bị đau lan tới bụng, sau lưng, hàm dưới và cổ, rất dễ lầm với các bệnh khác.
Ngoài cơn đau thắt ngực, bệnh nhân thường kèm theo các dấu hiệu khác như: mệt mỏi, bồn chồn, lo lắng, nằm không yên, đổ nhiều mồ hôi, chhóng mặt, nôn mửa… Có khoảng 25% số bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp lại không có triệu chứng đau ngực. Đặc biệt ở nữ giới và ở những bệnh nhân bị đái tháo đường thường không có dấu hiệu cảnh báo trước cơn nhồi máu cơ tim cấp.
Mức độ nguy hiểm của cơn nhồi máu cơ tim cấp ở người trẻ tuổi thường nguy hiểm và nặng nề hơn những người lớn tuổi.
Ở những bệnh nhân lớn tuổi, cơ nhồi máu cơ tim có thể khởi đầu bằng triệu chứng khó thở, mất ý thức đột ngột, hay quên, rối loạn nhịp tim, đôi khi chỉ biểu hiện bằng một tình trạng choáng đột ngột không rõ lý do.
Ở Việt Nam, tỉ lệ người bị nhồi máu cơ tim cấp đang có xu hướng tăng và trẻ hóa, đây là một tình trạng đáng báo động và cần có biện pháp phòng ngừa bao gồm:
Chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học
Tránh làm việc quá căng thẳng, stress
Đồng thời thực hiện thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện sớm yếu tố nguy cơ, điều trị bệnh kịp thời.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.