Menu xem nhanh:
1. Đau đầu mãn tính là bệnh gì?
1.1. Bệnh đau đầu mãn tính là gì?
1.2. Triệu chứng đau đầu mãn tính là gì?
– Đau một hoặc cả hai bên đầu
– Cảm giác đau nhói, đau thắt, đau như bóp nghẹt vùng đầu
– Cường độ khác nhau từ nhẹ đến nặng
– Buồn nôn hoặc nôn mửa
– Đổ mồ hôi
– Nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh
– Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
– Đỏ hoặc chảy nước mắt
2. Đau đầu mãn tính gồm bao nhiêu loại?
2.1. Đau nửa đầu mãn tính
– Ảnh hưởng đến một bên hoặc cả hai bên đầu của bạn
– Có cảm giác rung, nhói trong đầu
– Gây ra cơn đau vừa đến nặng
– Khiến người bệnh buồn nôn, nôn mửa hoặc cả hai
– Khiến cơ thể trở nên nhạy cảm với ánh sáng và âm than
2.2. Đau đầu căng thẳng mãn tính
– Ảnh hưởng đến cả hai bên đầu của bạn
– Gây đau nhẹ đến trung bình
– Gây ra cảm giác đau như ấn hoặc thắt chặt vùng đầu
2.3. Đau đầu dai dẳng hàng ngày
– Những cơn đau đầu này xảy ra đột ngột, thường ở những người không có tiền sử đau đầu
– Đau xảy ra liên tục trong vòng ba ngày kể từ cơn đau đầu đầu tiên
– Thường ảnh hưởng đến cả hai bên đầu của bạn
– Gây ra cảm giác đau như ấn hoặc siết chặt vùng đầu
– Gây đau nhẹ đến trung bình
– Có thể có các đặc điểm của chứng đau nửa đầu mãn tính hoặc đau đầu kiểu căng thẳng mãn tính
2.4. Hemicrania Continua
– Xảy ra hàng ngày và liên tục
– Gây đau vừa phải hoặc đau dữ dội
– Phản ứng với thuốc giảm đau theo toa indomethacin (Indocin)
– Có thể trở nên nghiêm trọng với sự phát triển của các triệu chứng giống như đau nửa đầu
– Chảy nước mắt, đỏ mắt ở bên bị ảnh hưởng
– Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
– Sụp mí hoặc thu hẹp đồng tử
– Cảm giác bồn chồn
3. Nguyên nhân gây đau đầu mãn tính là gì?
3.1 Nguyên nhân trực tiếp
– Viêm hoặc các vấn đề khác với mạch máu trong và xung quanh não, bao gồm cả đột quỵ
– Nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm màng não
– Áp lực nội sọ quá cao hoặc quá thấp
– U não
– Chấn thương sọ não
– Đau đầu do lạm dụng thuốc: Loại đau đầu này thường gặp ở những người bị rối loạn đau đầu từng cơn, thường là kiểu đau nửa đầu, đau đầu căng thẳng do dùng quá nhiều thuốc giảm đau
– Thay đổi nồng độ hormone như serotonin và estrogen
– Di truyền học
3.2 Nguyên nhân gián tiếp
– Phụ nữ hay gặp đau đầu nhiều hơn nam giới
– Béo phì
– Ngưng thở khi ngủ, ngủ ngáy
– Lạm dụng quá nhiều caffeine, rượu bia
4. Đau đầu mãn tính có phải bệnh nguy hiểm không?
– Xuất hiện hai hoặc nhiều cơn đau đầu một tuần
– Phải dùng thuốc giảm đau trong hầu hết các lần tái phát
– Tăng liều thuốc giảm đau thì cơn đau mới đỡ
– Kiểu đau đầu của bạn thay đổi hoặc cơn đau đầu của bạn trầm trọng hơn
– Bạn đau đầu đột ngột dữ dội
– Kèm theo sốt, cứng cổ, lú lẫn, co giật, nhìn đôi, suy nhược, tê hoặc khó nói
– Đột qụy: Những người được chẩn đoán mắc chứng đau đầu mãn tính có hào quang trên 50 tuổi có nguy cơ cao mắc đột qụy do thiếu máu cục bộ.
– Các bệnh tim mạch: Bệnh tim mạch vành và tăng huyết áp (hoặc huyết áp cao)
– Bệnh Parkinson: Mặc dù cơ hội là khá nhỏ, nhưng một nghiên cứu năm 2014 đã ghi nhận nguy cơ phát triển bệnh Parkinson liên quan đến chứng đau đầu mãn tính. Các nhà nghiên cứu cho rằng cả hai tình trạng này đều có chung những bất thường dopamine trong não.
– Rối loạn lo âu và hoảng sợ: Sự hiện diện của các rối loạn lo âu và hoảng sợ cũng liên quan đến chứng đau đầu mãn tính.
5. Phòng ngừa nguy cơ mắc đau đầu mãn tính
– Tránh các yếu tố có thể gây đau đầu như đồ ăn, thức uống, âm thanh, tiếng ồn…
– Tránh lạm dụng thuốc đau đầu, kể cả thuốc không kê đơn.
– Ngủ đủ giấc, ngủ từ bảy đến tám giờ mỗi đêm. Tốt nhất bạn nên duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy cùng một giờ cố định.
– Thăm khám bác sĩ nếu bạn bị rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như ngủ ngáy.
– Tránh thức ăn hoặc đồ uống có chứa caffeine, có thể gây đau đầu.
– Giảm cân nếu bạn béo phì.
– Tập luyện đêu đặn có thể cải thiện thể chất, tinh thần của bạn và giảm căng thẳng: đi bộ, bơi lội hoặc đi xe đạp.
– Giảm căng thẳng, stress – nguyên nhân phổ biến của chứng đau đầu mãn tính.
– Hãy thử các bài tập giảm căng thẳng, chẳng hạn như yoga, thái cực quyền hoặc thiền.
– Cố gắng giảm thiểu hoặc loại bỏ caffein khỏi chế độ ăn uống của bạn.