Đau dạ dày về đêm là tình trạng gây ra những ảnh hưởng lớn cả trong sinh hoạt lẫn giấc ngủ hằng ngày. Vậy nguyên nhân là do đâu? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho bạn để từ đó có cách phòng ngừa giúp cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Menu xem nhanh:
1. Đặc điểm cơn đau dạ dày về đêm
Đau dạ dày về đêm là tình trạng cơn đau dạ dày xuất hiện một cách âm ỉ hoặc quặn thắt từng cơn ngay cả khi đang ngủ. Vị trí đau thường tập trung phần phổ biến tại vùng thượng vị hoặc có thể lan sang các vùng bụng khác. Ở một số trường hợp, bên cạnh việc xuất hiện các cơn đau thông thường còn có thể kèm theo các hiện tượng như: buồn nôn, nôn, đau ngực, tức ngực, ợ chua, ợ hơi,…
Nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra mà không có những giải pháp điều trị dứt điểm sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ, sức khỏe của bản thân cũng như cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
2. Một số nguyên nhân gây đau dạ dày về đêm
2.1. Ăn quá no trước khi đi ngủ
Ăn quá no trước khi ngủ là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng dạ dày bị đau về đêm. Bởi lúc này, dạ dày không thể tiêu hóa hết toàn bộ thức ăn và khiến thức ăn phải tích trữ lâu tại dạ dày. Từ đó đã gây nên hiện tượng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng và hình thành nên các cơn đau dạ dày.
2.2. Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn có tính axit
Việc dung nạp một lượng lớn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng hay có tính axit vào buổi tối sẽ làm ảnh hưởng cực lớn đến chức năng và sự hoạt động của dạ dày.
Điều này không những làm cho việc tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn mà còn gây ra các hiện tượng như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Do vậy nên đã hình thành ra các cơn đau dạ dày vào ban đêm.
2.3. Uống nhiều đồ uống có cồn
Việc sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn như rượu bia cũng có thể là nguyên nhân gây dạ dày bị đau khi về đêm. Theo nghiên cứu đã chứng minh rằng, nồng độ cồn có trong bia rượu sẽ gây kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị. Từ đó sẽ gây ra những cơn đau dạ dày dữ dội, đặc biệt là về khuya.
2.4. Do căng thẳng, stress và thói quen thức khuya
Thói quen thức khuya không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến dạ dày bị hoạt động quá sức, từ đó dẫn đến quá tải và bị suy yếu dần dẫn đến nguy cơ đau dạ dày về đêm. Bên cạnh đó, việc thức quá khuya sẽ khiến cơ thể dẫn đến tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, ngủ không sâu giấc do bị tiêu hao nhiều năng lượng.
2.5. Những nguyên nhân khác gây đau dạ dày về đêm
Bên cạnh những nguyên nhân đã được nêu trên, tình trạng đau dạ dày còn có thể do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan khác như sau:
– Do tác dụng phụ của một số thuốc uống gây ra;
– Bỏ bữa, không ăn tối;
– Do bị ngộ độc thực phẩm;
– Uống cà phê, các chất kích thích hoặc trà đặc trước khi đi ngủ;
2.6. Đau dạ dày về đêm do các bệnh lý về dạ dày
Đau dạ dày về đêm là do mắc phải các bệnh lý dạ dày như sau:
– Viêm loét dạ dày: Các vết loét dạ dày khiến vùng dạ dày bị nóng rát. Cơn đau có thể dữ dội hơn sau khi ăn no hoặc khi dạ dày bị rỗng. Ban đêm thường là khoảng thời gian dài nhất giữa các bữa ăn nên bụng hay bị trống rỗng, do vậy bệnh nhân sẽ càng cảm thấy cơn đau trở nên dai dẳng hơn.
– Bệnh trào ngược dạ dày: Có thể nói đây là kết quả việc ăn uống quá no, nằm ngay sau khi ăn hoặc ăn các thức ăn khó tiêu. Gây ra tình trạng lượng acid trong dạ dày quá lớn khiến thực ăn trào ngược lên thực quản gây ra các hiện tượng ợ hơi, ợ chua,nóng rát vùng xương ức, bụng cồn cào. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra viêm loét thực quản.
– Hội chứng ruột kích thích: Tình trạng này khiến người bệnh sau mỗi bữa ăn thường có triệu chứng đầy hơi, chướng bụng. Khi ăn nhiều vào buổi tối sẽ càng các triệu chứng này thêm trầm trọng hơn, đặc biệt là hiện tượng đau dạ dày về đêm.
– Bệnh Crohn: Bên cạnh các bệnh lý trên thì bệnh Crohn cũng có thể là nguyên nhân gây cơn đau bụng về đêm. Đây là tình trạng viêm niêm mạc đường tiêu hóa gây nên các hiện tượng: đau bụng, sụt cân dẫn đến cơ thể mệt mỏi.
3. Khi nào nên thăm khám để gặp bác sĩ?
Hầu hết khi gặp tình trạng đau dạ dày về đêm, người bệnh không cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Để điều trị nguyên nhân gây bệnh thì bạn nên thay đổi lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống hằng ngày
Nếu các cơn đau thường xuyên kéo dài trong một thời gian thì nên đi khám để các bác sĩ lến kế hoạch điều trị sớm.
Bên cạnh đó khi xuất hiện cơn đau về đêm đi kèm với các triệu chứng sau đây thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nghiêm nguy hiểm:
– Đau dữ dội, cơn đau không thuyên giảm ngay cả khi đã dùng thuốc.
– Sốt cao
– Bụng chướng, đau khi chạm vào
– Vàng mắt, vàng da.
– Buồn nôn, nôn, đặc biệt là nôn ra máu
– Đi ngoài có lẫn máu trong phân
– Đau trong thời kỳ mang thai.
4. Cách phòng ngừa đau dạ dày về đêm
Để phòng ngừa tình trạng này người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:
– Luôn giữ tinh thần thoải mái cho bản thân, hạn chế căng thẳng xảy ra.
– Không để bụng quá no trước khi đi ngủ.
– Khi ngủ nên nằm trong tư thế đầu cao.
– Hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chua cay,..
– Không uống cà phê, rượu bia vào ban đêm;
– Tránh ăn quá no vào bữa tối.
Đau dạ dày về ban đêm không chỉ là dấu hiệu của bệnh lý dạ dày mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do vậy, khi cơn đau xảy ra thường xuyên và liên tục thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.