Có bầu bị rối loạn tiền đình ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Rối loạn tiền đình khi mang thai là tình trạng mà phần lớn các thai phụ thường mắc phải và khiến rất nhiều chị em lo lắng. Vậy phụ nữ có bầu bị rối loạn tiền đình sẽ gặp những vấn đề gì, ảnh hưởng thế nào đến thai nhi và cần làm gì để hạn chế tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Vì sao rối loạn tiền đình thường gặp ở mẹ bầu?

Tiền đình là một bộ phận trực thuộc hệ thần kinh và nằm vị trí phía sau ốc tai hai bên. Vai trò của tiền đình là cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng của con người khi hoạt động. Rối loạn tiền đình là tình trạng tắc nghẽn dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương, điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,…

Những thay đổi trong quá trình mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới bộ phận tiền đình, khiến người phụ nữ cảm thấy mệt mỏi khi mang thai.

Rối loạn tiền đình khi mang thai là một tình trạng mà nhiều mẹ bầu gặp phải.

Rối loạn tiền đình có ảnh hưởng đến thai nhi không là nỗi lo lắng của không ít mẹ bầu

2. Triệu chứng rối loạn tiền định khi mang thai

2.1 Phụ nữa có bầu bị rối loạn tiền đình thường gặp các triệu chứng gì?

Thông thường rối loạn tiền đình ở phụ nữ mang thai sẽ có một vài triệu chứng như:

– Hay cảm thấy mệt mỏi và uể oải

– Cảm xúc, tâm trạng dễ thay đổi như dễ nóng giận hoặc khó chịu

– Buồn nôn, nôn mửa và ù tai

– Xuất hiện những cơn chóng mặt, đau đầu vào buổi sáng

– Huyết áp dễ bị tụt nhanh

– Mạch đập bất thường

– Chân tay tê bì,..

2.2 Có bầu bị rối loạn tiền đình khi nào gặp bác sĩ?

Có thể thấy rằng, phụ nữ mang thai bị rối loạn tiền đình thường có những biểu hiện đau đầu, chóng mặt cũng giống như dấu hiệu ốm nghén hoặc những thay đổi hormone trong thai kỳ.

Việc rối loạn tiền đình khi đang mang thai cũng dễ gây nên căn bệnh trầm cảm đáng lo ngại. Bởi vậy để đảm bảo an toàn nhất cho bản thân mình, các thai phụ cần đến những cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán và có phương hướng điều trị tốt nhất cho mình.

3. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở phụ nữ mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên rối loạn tiền đình ở phụ nữ mang thai, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân thường gặp như:

– Ốm nghén: Vào thời điểm ốm nghén, các mẹ bầu thường không ăn được nhiều. Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ dễ dẫn tới tụt huyết áp, thiếu máu, thiếu sắt,… khiến lượng máu lưu thông lên não không đủ và gây rối loạn tiền đình.

– Mắc một số các bệnh lý: Thoái hóa đốt sống cổ, viêm tai, viêm xoang và các bệnh liên quan đến thần kinh, tim mạch,… có thể là nguyên nhân gây nên chứng rối loạn tiền đình khi mang thai.

– Mang thai lần đầu: Đối với mẹ bầu khi mang thai lần đầu có thể mắc tâm lý căng thẳng, lo lắng khiến tinh thần không thoải mái cũng dễ tăng nguy cơ mắc rối loạn tiền đình.

– Chế độ ăn uống và sinh hoạt chưa phù hợp: Việc bồi bổ quá nhiều chất dinh dưỡng, ăn quá nhiều đồ ngọt hay thường xuyên thức khuya, mất ngủ dài ngày,.. cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rối loạn tiền đình ở phụ nữ mang thai.

Bên cạnh đó, yếu tố môi trường như thay đổi thời tiết, ô nhiễm tiếng ồn cũng dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu.

Hoa mắt, chóng mặt, nôn nao là những dấu hiệu thường thấy nhất khi bị rối loạn tiền đình

Hoa mắt, chóng mặt, nôn nao là những dấu hiệu thường thấy nhất khi bị rối loạn tiền đình

4. Có bầu bị rối loạn tiền đình có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Thực tế cho thấy, việc bà bầu bị rối loạn tiền đình là không hiếm gặp. Các thai phụ mắc chứng tiền đình vẫn có sức khỏe để đảm bảo sinh nở như những người khác. Tuy nhiên nếu mẹ bầu thường xuyên gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt, ù tai… sẽ dẫn đến tâm lý tiêu cực, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Bên cạnh đó, khi mẹ bầu mệt mỏi, đau đầu trong thời gian dài sẽ dẫn đến chán ăn, tâm lý căng thẳng, vì thế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển bình thường của thai nhi. Em bé sinh ra có thể sẽ bị còi xương và có hệ miễn dịch kém. Bên cạnh đó nếu mẹ bầu tự ý sử dụng thuốc giảm đau hay các loại thuốc không được sự chỉ định của bác sĩ khi rối loạn tiền đình có thể làm tăng nguy cơ dị tật cho bé.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị tiền đình khi đi đứng dễ bị mất thăng bằng làm gia tăng nguy cơ té ngã. Lúc này sẽ rất nguy hiểm đối với cả mẹ và bé.

Có bầu bị rối loạn tiền đình có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Rối loạn tiền đình khi mang thai tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất và tinh thần của mẹ bầu.

Rối loạn tiền đình khi mang bầu sẽ khá nguy hiểm nếu như đi kèm với các triệu chứng đau ngực, khó thở hoặc ngất xỉu. Khi gặp hiện tượng này mẹ bầu nên đến tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

5. Làm gì để phòng tránh rối loạn tiền đình khi mang bầu?

Để phòng tránh và khắc phục tình trạng rối loạn tiền đình khi mang thai, các mẹ bầu có thể thực hiện một số biện pháp như:

– Tránh ngồi liên tục nhiều giờ trong phòng lạnh hoặc sử dụng quá nhiều máy tính, điện thoại.

– Đi lại và vận động nhẹ phù hợp với thể trạng.

– Bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể, tối thiểu là 2 lít nước mỗi ngày.

– Nên tập luyện thể dục thể thao và sinh hoạt theo giờ giấc hợp lý.

– Hạn chế xoay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh bởi máu không kịp lưu thông sẽ dễ gây choáng váng, mất cân bằng.

– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

Chế độ ăn uống hợp lý là một trong những cách giúp mẹ bầu phòng tránh rối loạn tiền đình hiệu quả

Chế độ ăn uống hợp lý là một trong những cách giúp mẹ bầu phòng tránh rối loạn tiền đình hiệu quả

Nhìn chung, rối loạn tiền đình khi mang thai sẽ không gây ảnh hưởng tới tính mạng của mẹ bầu. Tuy nhiên, chứng bệnh này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của thai phụ. Bởi vậy, nếu có bầu bị rối loạn tiền đình thì thai phụ cần tìm đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital