Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng giúp đánh giá chính xác tình trạng của cột sống và vùng thắt lưng. Kỹ thuật này giúp đánh giá chính xác các bệnh lý tại vùng cột sống thắt lưng như: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống, tủy sống và dây thần kinh, các u di căn xương…
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về chụp cộng hưởng từ
Chụp cộng hưởng từ có tên tiếng anh là Magnetic Resonance Imaging. Đây là kỹ thuật sử dụng từ trường mạnh, sóng radio và máy vi tính nhằm phác hoạ hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể con người. Từ kết quả chụp MRI, bác sĩ có thể chẩn đoán được tình hình sức khỏe của bệnh nhân hoặc phù hợp với phác đồ chữa bệnh. Không giống như chụp X-quang và chụp cắt lớp vi tính (CT), MRI không sử dụng sự phát xạ có hại của tia X.
Máy MRI hoạt động bằng cách phát ra một từ trường mạnh bên trong cơ thể. Một máy tính lấy những tín hiệu từ trường MRI rồi phóng ra loạt ảnh, mỗi bức ảnh có thể thấy một phần mỏng của cơ thể. MRI thường được chỉ định chụp trên những phần khác nhau của cơ thể như sọ não, tim, phổi, đầu gối… và rất có ích trong việc chẩn đoán tổn thương các mô mềm và hệ thống thần kinh trung ương.
2. Ưu điểm khi chụp cộng hưởng từ là gì?
Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tân tiến nhất hiện nay. Sử dụng sóng radio và từ trường khi chụp nên hình ảnh thu được sắc nét, chi tiết giải phẫu rõ ràng, độ tương phản cao. Đây là phương pháp có giá trị cao trong chẩn đoán và điều trị với những đặc điểm nổi bật sau:
– Ảnh của cấu tạo các mô mềm trong cơ thể bao gồm não, tim, gan, thận và các bộ phận khác rõ nét và chính xác hơn so với ảnh được tạo bởi những phương pháp khác.
– MRI giúp cho các bác sĩ quan sát rõ hơn khả năng vận động cũng như cấu tạo của nhiều bộ phận khác trong cơ thể.
– Sự chính xác làm cho MRI trở nên công cụ có giá trị cao để chẩn đoán thời kì đầu và trong việc phát hiện những bất thường bên trong cơ thể.
– Tạo ảnh bằng MRI không gây tác dụng phụ hơn việc tạo ảnh bằng chụp X quang thường quy và chụp CT.
– MRI cho phép phát hiện ra những bất thường sau các lớp xương mà các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác khó có thể phát hiện được.
– MRI có thể cung cấp thông tin có giá trị hơn so với tia X khi chẩn đoán các bệnh lý về tim mạch.
– Không phát ra các bức xạ nguy hiểm cho con người.
3. Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng được chỉ định khi nào?
Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng được chỉ định khi người bệnh có những triệu chứng dưới đây:
– Đau nhức lưng kéo dài không rõ nguyên nhân hoặc đau sau khi mang vác vật nặng
– Bị tê và ngứa ran ở tứ chi
– Có tiền sử gia đình bị bệnh ung thư, mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột
4. Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng chẩn đoán bệnh gì?
– Thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, chèn ép tủy sống, rễ thần kinh
– Đánh giá các bất thường về giải phẫu và các bệnh lý bẩm sinh liên quan đến cột sống thắt lưng
– Chẩn đoán U cột sống, di căn xương sống ở giai đoạn sớm
– Các bệnh lý về tủy sống như u tủy, viêm tủy, bệnh chất trắng tủy…
5. Quy trình chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng thế nào?
5.1. Cần chuẩn bị gì trước khi chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng?
Bạn nên ăn uống và nghỉ ngơi như bình thường trước khi thực hiện chụp cộng hưởng từ. Nếu cảm thấy lo lắng quá độ, nên nói chuyện với bác sĩ để tìm cách giải quyết. Một số loại thuốc benzodiazepine đường tiêm, ví dụ như Xanax, Ativan hoặc Valium. .. được chỉ định cho người bệnh trước khi chụp MRI để làm dịu cảm giác lo lắng của họ, giúp họ hoàn tất việc chụp một cách nhanh chóng. Benzodiazepines hoạt động bằng cách làm giảm căng thẳng cũng như thư giãn cơ, khiến người bệnh thoải mái hơn khi nằm im trên bàn chụp MRI trong một thời gian dài.
5.2. Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng
Với các bệnh cơ xương khớp, việc chẩn đoán đúng bệnh, đúng vị trí tổn thương ngay từ đầu có ý nghĩa rất quan trọng với việc điều trị. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X quang, siêu âm, chụp CT Scanner có thể giúp chẩn đoán được bệnh, nhưng độ chính xác không cao trong nhiều trường hợp. Khi mắc bệnh về cột sống vùng cổ, cột sống vùng thắt lưng, chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất.
Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ cho hình ảnh rõ nét. Dựa vào các hình ảnh rõ nét của phim cộng hưởng từ, bác sĩ có thể kết luận chính xác về tình trạng bệnh mà cột sống thắt lưng đang gặp phải, đưa ra phương pháp điều trị hợp lý. Ngoài ra, hình ảnh chụp cộng hưởng từ cũng sẽ giúp bác sĩ theo dõi sát sao diễn tiến bệnh và có thể điều chỉnh thuốc cho phù hợp với từng trường hợp.
Phương pháp chụp cộng hưởng từ được đánh giá là phương pháp chẩn đoán hình ảnh chính xác nhất hiện nay đối với nhiều loại bệnh. Đây là phương pháp an toàn, người chụp không bị nhiễm xạ. Máy chụp cộng hưởng từ càng hiện đại thì chất lượng hình ảnh càng rõ nét.
6. Chụp cộng hưởng từ ở đâu tốt?
Là bệnh viện đi đầu trong áp dụng kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới vào khám, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc cũng đã nhanh chóng ứng dụng phương pháp chụp MRI vào các gói thăm khám sức khỏe và tầm soát ung thư với nhiều ưu điểm nổi bật:
– Không phát ra tiếng ồn, tạo cảm giác thoải mái cho người chụp.
– Máy có độ phân giải tốt, cho hình ảnh rõ nét, có thể áp dụng cho hầu hết các bộ phận trên cơ thể.
– Kết quả chụp có thể tiếp cận gần với bản chất mô học của thương tổn.
– Có thể thực hiện chụp ở nhiều tư thế, nhiều hướng chụp khác nhau.
Ngoài ra, đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đều là những chuyên gia đầu ngành, nhiều kinh nghiệm khám và chữa bệnh. Sau khi thực hiện chụp MRI, người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, hiệu quả.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng, bạn đọc vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 558892 hoặc hotline: 0936 388 288 để được tư vấn giải đáp chi tiết.