Theo thống kê, tỷ lệ viêm phế quản đang có xu hướng gia tăng vì cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, đặc biệt là đối tượng trẻ em và người lớn tuổi. Vậy làm sao để chữa viêm phế quản?
Menu xem nhanh:
1. Viêm phế quản là bệnh lý gì?
Viêm phế quản là bệnh lý hình thành khi phế quản bị sưng và gặp kích thích. Bệnh lý này được chia làm 2 loại: Viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mạn tính.
– Viêm phế quản cấp tính: Đây là tình trạng niêm mạc phế quản không có tổn thương, nguyên nhân thường do vi khuẩn, virus hoặc cả 2 nguyên nhân này gây ra.
– Viêm phế quản mạn tính: Khi bệnh lý bị chuyển sang giai đoạn này, các ống phế quản sẽ bị kích thích liên tục, đây cũng chính là nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tình trạng mạn tính thường kéo dài hàng tháng và nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính.
2. Nguyên nhân hình thành viêm phế quản
– Nguyên nhân chính của viêm phế quản cấp tính thường do virus, vi khuẩn hoặc tiếp xúc với những chất kích thích phổi, khói thuốc, bụi hoặc ô nhiễm không khí.
– Nguyên nhân của viêm phế quản mạn tính là sự lặp lại của viêm niêm mạc phế quản trong thời gian dài. Những người bị viêm phế quản mạn tính là những người có nghề nghiệp tiếp xúc với những chất kích thích phổi: công nhân xây dựng, công nhân kim loại, thợ mỏ than… và những người bị nghiện thuốc lá. Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí cao cũng là yếu tố góp phần hình thành bệnh viêm phế quản mạn tính.
– Ngoài ra, những yếu tố sau sẽ tăng nguy cơ bị viêm phế quản như: khói thuốc lá, có sức đề kháng kém, phải tiếp xúc với các chất kích thích trong công việc và bị trào ngược dạ dày.
3. Triệu chứng của viêm phế quản
Các triệu chứng thường thấy của viêm phế quản bao gồm:
– Ho, có thể kèm theo máu.
– Khạc ra đờm, đờm có thể màu trắng, màu vàng hoặc xanh lá cây.
– Cơ thể mệt mỏi.
– Bị sốt và cảm thấy ớn lạnh.
– Người bệnh có cảm giác khó thở và bị tức ngực.
Đối với viêm phế quản cấp tính, bạn sẽ có thêm những triệu chứng như nhức đầu nhẹ, cơ thể đau nhức, có những cơn ho kéo dài trong vài tuần khi đã hết viêm. Còn đối với viêm phế quản mạn tính, các triệu chứng ho và một số triệu chứng điển hình sẽ trở nên xấu đi, nguy cơ cao sẽ bị nhiễm trùng cấp tính ở giai đoạn đầu khi bị viêm phế quản mạn tính.
4. Phương pháp chữa viêm phế quản
4.1 Với viêm phế quản cấp tính
Đối với trường hợp viêm phế quản cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc để giảm triệu chứng như:
– Thuốc kháng sinh: Tuỳ vào thể trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh hay không.
– Thuốc ho: Khi bạn bị ho quá nhiều thì cổ họng và phế quản sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Khi cơn ho gây nên bất tiện trong cuộc sống, đặc biệt là cản trở giấc ngủ thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để điều trị triệu chứng này.
– Những loại thuốc khác: Trường hợp người bệnh bị dị ứng, hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bác sĩ sẽ chỉ định dùng ống thuốc hít hoặc một số loại thuốc khác để giúp giảm viêm và giúp giãn các phế quản.
4.2 Với viêm phế quản mạn tính
Đối với viêm phế quản mạn tính, bệnh nhân cần tiến hành phục hồi chức năng theo đúng chỉ định của bác sĩ để giúp điều hoà được hơi thở, giảm được triệu chứng và tăng cường sức khoẻ.
5. Biện pháp phòng ngừa viêm phế quản
Để giúp giảm được nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản, bạn cần lưu ý một số điều sau:
– Tránh xa khỏi thuốc lá nhiều nhất có thể.
– Nước cần thiết phải được bổ sung hàng ngày.
– Thực hiện tiêm chủng hàng năm để tránh cảm cúm và chống lại một số loại viêm phổi.
– Rửa tay sạch sẽ với xà phòng/nước rửa tay thường xuyên để giảm nguy cơ bệnh tật.
– Tránh tiếp xúc với những người bị cảm lạnh hoặc cảm cúm khi bạn đang có vấn đề về sức khoẻ.
– Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường để tránh tiếp xúc với khói, bụi và khi ở những nơi đông người.
Bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất về phương pháp chữa viêm phế quản. Khi có những dấu hiệu của bệnh lý này, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, xác định tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.