Việc chữa tủy răng là phương pháp hay được sử dụng phổ biến hiện nay để điều trị các vấn đề về tủy. Nhiều người còn lo sợ và e ngại liệu chữa tủy răng có đau không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ cụ thể về vấn đề điều trị tủy răng.
Menu xem nhanh:
1. Chữa tủy răng là gì?
Trước hết, bạn cần phải biết tủy răng là thành phần nằm sâu trong thân răng gồm các tổ chức mô mềm, các dây thần kinh và mạch máu liên kết với nhau. Nó có chức năng nuôi dưỡng răng và dẫn truyền các cảm giác kích thích tác động từ bên ngoài đến răng. Bình thường, tủy răng sẽ được các lớp men và ngà răng bảo vệ cho tủy răng tránh các tác động gây hại từ bên ngoài. Vì vậy, khi tủy răng bị viêm, nhiễm trùng sẽ gây ra cảm giác đau, ê buốt cho răng khi ăn uống phải đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
Nếu như trước kia, răng bị viêm tủy sẽ phải nhổ đi thì hiện nay đã có cách chữa tủy để giữ lại răng mà không cần phải nhổ. Chữa tủy răng là phương pháp nội nha loại bỏ những tủy răng bị hư hại, bị hoại tử ra ngoài. Tiếp đó, những khoảng trống trong ống tủy sẽ được thay bằng vật liệu trám khác vừa giúp răng được bảo tồn giống răng thật vừa giúp người bệnh không còn bị đau nhức nữa.
2. Các trường hợp cần phải chữa tủy răng
Khi răng bị tổn thương nếu không phải cấp thiết thì sẽ hạn chế việc lấy tủy răng. Vì khi răng còn tủy sẽ được bảo vệ tốt hơn và có thể tồn tại suốt đời nếu như chăm sóc răng tốt. Sau đây là một số trường hợp bạn cần phải chữa tủy răng để tránh các nguy cơ biến chứng về sau:
– Đối với những răng bị vỡ, mẻ hoặc sâu răng diện rộng dẫn đến viêm tủy, nhiễm trùng.
– Răng bị đau nhức âm ỉ với mức độ đau ngày càng nghiêm trọng trong thời gian dài.
– Răng bị tê buốt hoặc nhạy cảm với đồ ăn uống quá nóng hoặc quá lạnh.
– Răng bị đau nhức dai dẳng, có thể lan đến đầu dù có uống thuốc giảm đau cũng không hết. Sau đó, cách một khoàng thời gian về sau, người bệnh sẽ không còn cảm giác đau nhức nữa vì lúc này tủy răng đã bị hoại tử và bắt đầu tạo những ổ nhiễm trùng khoang rộng. Khi đó, bạn cần đi lấy tủy răng để ngăn ngừa những ổ nhiễm trùng này lây lan sang khu vực khác.
– Khu vực chân răng xuất hiện mụn mủ trắng, tái đi tái lại nhiều lần. Khi những mụn mủ trắng này xuất hiện có thể sẽ không gây đau nhức cho răng nhưng sẽ làm miệng có mùi hôi khó chịu.
– Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác kèm theo như người bệnh bị sốt cao, sưng hạch bạch huyết, sưng má…
3.Chữa tủy răng có đau không?
3.1. Trong khi điều trị thì chữa tủy răng có đau không?
Công nghệ nha khoa ngày nay càng phát triển nên việc lấy tủy răng sẽ nhẹ nhàng và rút ngắn thời gian điều trị hơn với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại. Trước khi lấy tủy, bác sĩ sẽ gây tiến hành gây tê cục bộ ở vị trí răng cần lấy tủy để kiểm soát cơn đau cho bệnh nhân. Đối với trường hợp viêm tủy dạng nhẹ, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi cứng hàm nhưng hầu như không còn cảm giác đau, ê buốt răng nữa. Còn trong trường hợp bệnh nhân viêm tủy dạng nặng thì cơn đau không bằng cảm giác đau do viêm tủy gây ra. Do vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm, không cần phải quá lo lắng, sợ hãi khi đi lấy tủy nữa.
3.2. Sau khi điều trị thì chữa tủy răng có đau không?
Sau khi lấy tủy xong khoảng 1-2 tiếng đầu, bạn có thể cảm thấy hơi ê nhức. Vì lúc này vật liệu trám còn mới nên bệnh nhân cần thời gian để thích nghi. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giảm đau, chống viêm để giúp bạn đối phó với tình trạng ê nhức hoặc sưng viêm nếu có. Do đó, sau một thời gian lấy tủy, bệnh nhân sẽ không còn phải chịu đựng những cơn đau tủy kéo dài và đồng thời chấm dứt tình trạng ê buốt răng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, nếu sau khi điều trị mà răng vẫn còn đau nhức, thậm chí cơn đau nghiêm trọng, sưng mủ thì ngay lập tức nên đến nha sĩ để kiểm tra. Vì cấu tạo của tủy răng khá phức tạp nên việc lấy sạch tủy răng là không hề đơn giản. Do vậy, bạn cần tìm đến trung tâm uy tín và các nha sĩ giàu kinh nghiệm để quy trình điều trị diễn ra thành công.
4. Quy trình điều trị tủy răng
Quy trình điều trị tủy răng chuyên nghiệp thường gặp tại các cơ sở nha khoa gồm các bước sau đây:
– Bước 1: Thăm khám trước khi lấy tủy. Đầu tiên, nha sĩ sẽ phải tiến hành kiểm tra tình trạng răng của bạn trước khi lấy tủy. Sau đó, bác sĩ sẽ cho bạn chụp X-quang để biết mức độ viêm tủy, nhiễm trùng đồng thời kiểm tra chiều dài ống tủy để lên phương án điều trị tốt nhất.
– Bước 2: Tiến hành vệ sinh sạch sẽ khoang miệng. Các mảng bám trên răng sẽ gây cản trở trong quá trình điều trị. Do vậy, nha sĩ sẽ làm sạch khoang miệng của bạn nhằm hạn chế các vi khuẩn và các tác nhân khác gây nhiễm trùng răng.
– Bước 3: Đặt đế cao su vào vị trí răng cần lấy tủy. Để tránh hóa chất trong khi lấy tủy răng rơi vào trong dạ dày thì nha sĩ sẽ đặt đế cao su ôm sát vào răng cần điều trị.
– Bước 4: Thực hiện lấy tủy răng. Trong trường hợp tủy răng đã hoại tử thì có thể lấy tủy răng trực tiếp. Nhưng đối với răng còn tủy sống thì cần gây tê nhằm giảm đau đớn cho bệnh nhân trước khi lấy tủy. Tiếp theo, nha sĩ sẽ dùng dụng cụ khoan để tạo một đường trên răng thông với buồng tủy. Sau đó, nha sĩ sẽ hút sạch tủy ra ngoài và bơm rửa buồng tủy.
– Bước 5: Trám bít ống tủy. Sau khi đã lấy tủy xong, nha sĩ sẽ tạo hình ống tủy sao cho chuẩn và trám bít các khoảng trống của ống tủy lại bằng vật liệu chuyên dụng trong nha khoa.
– Bước 6: Đặt lịch tái khám và dặn dò chăm sóc răng miệng sau khi lấy tủy. Trước khi bệnh nhân rời khỏi nha khoa, bác sĩ sẽ đặt hẹn lịch tái khám và dặn dò bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi lấy tủy.
Chữa tủy răng có đau không là câu hỏi phổ biến của nhiều người khi đi lấy tủy răng. Qua bài viết này, bạn có thể thấy việc chữa tủy răng hầu như không gây đau đớn, khó chịu nào cho bạn. Hơn nữa, nó còn giúp bạn loại bỏ những cơn đau do viêm tủy gây ra, đồng thời ngăn chặn viêm nhiễm lan tỏa sang khu vực khác. Để quá trình điều trị thành công, bạn nên tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng. Ngoài ra, sau khi điều trị, bạn nên chăm sóc răng miệng thật tốt để kéo dài tuổi thọ răng lấy tủy được bền vững.