Hệ lụy từ cao răng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của hàm răng. Nhưng liệu bạn đã biết cao răng là gì, hình thành như thế nào và có cách nào để khắc phục hay không chưa? Bài viết sau sẽ mang tới cho bạn những thông tin hữu ích về cao răng, để bạn có thể chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách đúng đắn nhất.
Menu xem nhanh:
1. Cao răng là gì?
Cao răng là gì theo các bác sĩ nha khoa, đây là cặn cứng được lắng lại từ các hợp chất muối vô cơ và các chất khoáng trong miệng cùng mảnh vụn thức ăn thừa; xác của tế bào biểu mô; bạch cầu; vi khuẩn… Cao răng bám chắc vào vùng chân răng, dưới mép lợi hoặc một phần của thân răng.
Cao răng bao gồm hai loại chính: cao răng thường có màu vàng nhạt và cao răng huyết thanh có màu đỏ đậm, đỏ thẫm do nhiễm máu từ các bệnh lý nha khoa. Những người thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia sẽ có cao răng màu nâu vàng, thậm chí là nâu đen…
2. Cao răng hình thành thế nào?
Ngoài việc tìm hiểu cao răng là gì thì nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng được nhiều người quan tâm. Nguyên nhân chính khiến cao răng hình thành là do thức ăn thừa không được làm sạch trong răng miệng bị vôi hóa bởi các hợp chất có trong khoang miệng. Những người vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc không vệ sinh răng miệng thường xuyên, đều đặn thường dễ hình thành cao răng hơn. Ngoài ra, những người thường xuyên sử dụng thực phẩm nhiều đường, có tính axit cao… cũng có tốc độ hình thành cao răng nhanh hơn do đường chính là nguồn dinh dưỡng lý tưởng để vi khuẩn có thể tồn tại.
Ở giai đoạn mảng bám, mọi người có thể làm sạch dễ dàng bằng việc vệ sinh răng miệng đều đặn, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn trong kẽ răng… Nếu lớp mảng bám này càng để lâu thì càng bám chắc vào thân răng mà không thể xử lý chỉ bằng việc đánh răng hay súc miệng. Khi đó, cao răng được hình thành và cần phải xử lý bằng các biện pháp nha khoa.
3. Tác hại của cao răng?
Theo các chuyên gia, cao răng góp phần khiến cho sức khỏe răng miệng suy yếu dần do:
– Khó vệ sinh răng miệng: Vị trí mà cao răng bám thường là ở các kẽ răng, mép lợi nên mọi người khó vệ sinh răng miệng và còn tăng nguy cơ bám dính thức ăn thừa sau khi ăn.
– Hôi miệng: Chất thải của vi khuẩn phản ứng với các chất hóa học, nước bọt trong khoang miệng và gây ra mùi hôi khó chịu. Người có cao răng càng nhiều thì tình trạng hôi miệng càng nghiêm trọng.
– Gây bệnh nha khoa: Vi khuẩn phát triển với số lượng nhiều sẽ làm tổn thương răng, lợi, từ đó gây ra các bệnh lý nha khoa nguy hiểm như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng, viêm chân răng, viêm tủy răng…
– Gây bệnh đường hô hấp: Vi khuẩn thông qua đường ăn, đường thở của mọi người có thể xâm nhập vào hệ hô hấp, gây ra các bệnh như viêm họng, viêm amidan, viêm phổi…
– Gây bệnh hệ tiêu hóa: Vi khuẩn xuống dạ dày, khiến mọi người có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy…
4. Có nên lấy cao răng không?
Với những tác hại mà cao răng có thể gây ra, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên lấy cao răng thường xuyên để có thể bảo toàn sức khỏe răng miệng một cách hiệu quả. Lấy cao răng là việc sử dụng các dụng cụ đặc biệt, làm sạch phần cao răng ở mép lợi và thân răng, sau đó mài nhẹ bề mặt của răng để giảm thiểu nguy cơ cao răng hình thành. Những người có men răng láng bóng, cao răng ít thì nên lấy cao răng khoảng 6 tháng/lần. Những người có men răng sần rùi, cao răng nhiều thì cần lấy thường xuyên từ 3-4 tháng/lần hoặc ngay khi được bác sĩ chỉ định.
Lấy cao răng thường xuyên được đánh giá là có nhiều ưu điểm vượt trội trong việc:
– Ngăn ngừa bệnh lý nha khoa: Phá hủy vi khuẩn có hại, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng…
– Ngăn ngừa hôi miệng: Giảm thiểu tác nhân gây mùi khó chịu, giúp mọi người có một hàm răng chắc khỏe và hơi thở thơm tho hơn.
– Giữ răng trắng sáng: Loại bỏ các tác nhân có thể gây bệnh cũng như mất đi vẻ sáng bóng tự nhiên của hàm răng, giúp mọi người tự tin hơn khi giao tiếp.
– Giảm nguy cơ mắc bệnh lý toàn thân như bệnh về hệ hô hấp, hệ tiêu hóa…
5. Ngăn ngừa cao răng đúng cách
Cách cần thiết để ngăn ngừa cao răng chính là xây dựng một chế độ sinh hoạt, làm sạch răng miệng khoa học. Theo đó, mọi người cần ý thức trong việc vệ sinh răng miệng đều đặn hằng ngày để làm sạch thức ăn thừa giúp giảm thiểu nguy cơ hình thành cao răng. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau khi ăn, sau khi ngủ dậy… bằng kem đánh răng chứa flour và các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng. Nên chải răng theo hướng xoay tròn hoặc theo chiều từ trên xuống, đều khắp các mặt của cả hai hàm răng. Đồng thời, chú ý vệ sinh mặt lưỡi bởi đây cũng là môi trường chứa nhiều vi khuẩn và thức ăn thừa.
Bên cạnh đó, mọi người cũng cần sinh hoạt theo một chế độ khoa học và lành mạnh nhằm giúp tăng cường sức khỏe răng miệng. Nên ăn những thực phẩm lành mạnh, giàu vitamin, khoáng chất tốt cho hàm răng. Uống đủ nước để cân bằng hệ vi sinh khoang miệng, giảm thiểu sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn có hại. Từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ… cũng góp phần làm giảm nguy cơ hình thành cao răng.
Đặc biệt, bất kỳ ai cũng cần phải khám nha khoa thường xuyên và lấy cao răng để bảo vệ sức khỏe hàm răng một cách tối ưu nhất. Mọi người nên tìm tới các nha khoa có uy tín, bác sĩ chuyên môn cao để chăm sóc sức khỏe răng miệng của bản thân.
Hy vọng bài viết đã mang tới cho bạn những kiến thức hữu ích về cao răng là gì. Chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng có thể làm giảm nguy cơ cao răng hình thành, từ đó bảo vệ sức khỏe hàm răng một cách tốt hơn.