Cảnh giác sâu răng khi niềng răng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Răng khấp khểnh hiện nay đã không còn là nỗi ác mộng hay trở thành sự ám ảnh khiến tự ti khi giao tiếp khi hiện nay đã có rất nhiều phương pháp thẩm mỹ răng hiệu quả và an toàn. Một trong số đó là niềng răng. Niềng răng giúp kéo răng trở về đúng hàng lối, tạm biệt răng khấp khểnh, lấy lại tự tin và thẩm mỹ khuôn mặt. Tuy nhiên, nếu không chú ý chăm sóc răng tốt thì bạn hoàn toàn có thể bị sâu răng khi niềng răng. Điều này sẽ đem đến không ít đau đớn và cản trở quá trình chỉnh nha.

Tại sao bị sâu răng khi niềng?

Niềng răng là phương pháp giúp đem lại hàm răng đều đặn và thẳng hàng.

1. Niềng răng là gì?

Niềng răng hay chỉnh nha đang ngày càng trở nên phổ biến, đây là giải pháp giúp phục hình hàm răng gặp các tình trạng như:
– Răng khấp khểnh, hô, vẩu tùy mức độ
– Hàm răng mọc lộn xộn, khấp khểnh, không theo hàng lối
– Lệch khớp cắn
– Răng quá thưa hoặc quá dày, chen chúc
– Trường hợp răng mọc lệch khỏi hàm, răng khểnh

Tóm lại, niềng răng sẽ giúp kéo các răng mọc sai vị trí trở về hàng lối, đem lại hàm răng thẳng hàng, đều đẹp. Phương pháp này được thực hiện bởi các khí cụ nha khoa chuyên dụng với chất lượng tốt và các bác sĩ nha khoa thực hiện điều trị răng khấp khểnh bằng niềng răng cần phải có kiến thức chuyên môn tốt, am hiểu sâu về hệ thống sọ mặt. Tùy vào tình trạng của răng bệnh nhân mà bác sĩ đưa ra chỉ định khí cụ có độ co kéo phù hợp và chỉ định nắn chỉnh răng thích hợp.

Niềng răng đem lại các lợi ích tuyệt vời như:
– Đem lại hàm răng đều đặn, giúp nụ cười tươi sáng, ngũ quan hài hòa hơn
– Lấy lại tự tin cho bệnh nhân
– Với những bệnh nhân bị lệch khớp cắn, hô, móm,… niềng răng sẽ giúp bảo đảm và khắc phục chức năng ăn nhai
– Niềng răng giúp răng thẳng hàng từ đó việc vệ sinh răng miệng cũng dễ dàng hơn. Răng được vệ sinh kỹ sẽ tránh được các bệnh răng miệng, nha chu,… từ đó bảo đảm sức khỏe của bệnh nhân.
– Không cần trồng răng giả mới có thể phục hình hàm răng. Niềng răng sẽ giúp kéo răng lấp đầy các khoảng trống do đó có thể khắc phục các khe hở cho răng đã mất. Khi niềng, các bác sĩ vẫn thường đưa ra các chỉ định nhổ răng thừa để dễ dàng cho quá trình kéo răng về vị trí. Vì vậy, vấn đề mất răng cũng được giải quyết an toàn.

Phương pháp điều trị sâu răng khi niềng

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha an toàn và đem lại hiệu quả tốt.

Độ tuổi lý tưởng để niềng răng theo các bác sĩ khuyến cáo là từ 12 đến 16 tuổi. Thời gian niềng răng phụ thuộc vào tình trạng răng của từng trẻ. Tuy đó là độ tuổi lý tưởng nhưng không có nghĩa là nhiều tuổi hơn thì sẽ không niềng được. Tuy nhiên, việc niềng răng cho người từ 17 – 35 tuổi hoặc hơn thì cần có sự thăm khám và chẩn đoán kỹ lưỡng của các bác sĩ nha khoa.

2. Phương pháp niềng răng

Niềng răng, chỉnh nha đã được ra đời từ thế kỷ 18 tại Pháp, đây là nền móng cho bước tiến vĩ đại trong ngành nha khoa. Đến thế kỷ 19 thì chỉnh nha niềng răng hiện đại bắt đầu ra đời và phát triển. Đến thế kỷ 20 là thời gian phát triển thần tốc của kỹ thuật này với sự góp mặt của thép không gỉ trong quá trình chỉnh nha. Hiện nay, các phương pháp chỉnh nha đã phong phú hơn và trở nên quen thuộc hơn. Trong đó, dưới đây là một số phương pháp niềng răng thông dụng và đem lại hiệu quả tốt nhất:
– Niềng răng kim loại: ra đời sớm nhất và phổ biến nhất. Với ưu điểm: mức cài có kích thước ngày càng nhỏ, khó nhận ra và vẫn tạo cảm giác thoải mái cho người đeo. Với chi phí không quá cao, đây là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất.
– Niềng răng mắc cài sứ: các mắc cài sứ có kích thước tương đương với mắc cài kim loại nhưng khó nhận ra hơn
– Niềng răng mắc cài tự động được nhiều bác sĩ sử dụng cho bệnh nhân
– Niềng răng trong suốt Invisalign với khay niềng có thể tháo lắp linh hoạt, tuy chi phí cao nhưng đem lại tính thẩm mỹ và tiện lợi rất cao

Dù lựa chọn phương pháp nào thì bạn cũng cần thăm khám nha khoa đều đặn và chăm răng kỹ lưỡng tránh khỏi nguy cơ sâu răng khi niềng răng.

3. Sâu răng khi niềng do đâu?

Về nguyên nhân sâu răng chủ yếu là do vi khuẩn tích tụ lâu ngày trong khoang miệng, phá hủy khoáng và hình thành nên các lỗ, có thể chuyển màu đen hoặc nâu. Bệnh lý này sẽ đem đến những cơn đau nhức từ nhẹ đến dữ dội. Sâu răng không được điều trị có thể dẫn đến nguy cơ viêm tủy. Với những người niềng răng thì nguy cơ sâu răng khi niềng càng cao hơn do các nguyên nhân dưới đây:
– Khí cụ niềng răng bám quá sát vào bề mặt răng gây ma sát, bào mòn men răng
– Axit từ những loại đồ uống, thực phẩm đẩy nhanh quá trình ăn mòn men răng
– Kỹ thuật của bác sĩ không tốt
– Lực kéo của khí cụ quá nhanh khiến răng không kịp thích ứng, dễ bị tụt lợi, trở thành môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển
– Thức ăn dễ bám tại các mắc cài gây hại cho răng

Hậu quả sâu răng khi niềng là gì?

Người niềng răng có nguy cơ sâu răng cực kỳ cao.

4. Hậu quả khi răng bị sâu khi đang niềng

Sâu răng khi niềng có thể đem đến những hậu quả như:
– Răng bị bào mòn, suy yếu, dẫn đến nguy cơ lung lay, mất răng
– Bệnh lý viêm chân răng, viêm lợi,…
– Sâu lan các răng bên cạnh
– Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, quá trình ăn uống bị ảnh hưởng, khiến bệnh nhân kém ăn, giảm cân
– Ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả niềng răng

5. Chú ý chăm sóc răng khi đang niềng

Để tránh khỏi nguy cơ bị sâu răng trong khi niềng răng, bạn có thể thực hiện một số biện pháp như:
– Vệ sinh răng miệng kỹ hơn với nước súc miệng, máy tăm nước, chỉ nha khoa làm sạch kỹ các kẽ răng cũng như khí cụ niềng răng
– Xây dựng chế độ và thói quen ăn uống khoa học, hạn chế các loại đồ ăn, đồ uống nhiều đường, có gas, chua,… để giảm nguy cơ răng bị bào mòn
– Thăm khám răng định kỳ, đặc biệt cần gặp bác sĩ ngay lập tức khi thấy răng có dấu hiệu bất thường và nghi ngờ bị sâu răng khi niềng

Ngay từ hôm nay, bạn hãy chú ý chăm sóc hàm răng hơn để tránh khỏi nguy cơ bị sâu răng, đặc biệt là với những ai đang niềng răng thì càng nên chú ý. Chăm sóc, vệ sinh răng tốt sẽ không khiến quá trình niềng răng của bạn bị kéo dài hơn dự kiến và không mất nhiều chi phí hơn nữa. Hãy lựa chọn các đơn vị y tế, nha khoa uy tín để gửi trọn niềm tin cho hàm răng chắc khỏe. Nha khoa Thu Cúc TCI luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên mọi chặng đường.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital