Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm và cần nhanh chóng có hướng xử lý kịp thời khi xảy ra tuy nhiên có nhiều sai lầm khi sơ cứu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và việc điều trị bệnh. Thậm chí có thể người người bệnh đến gần với tử vong hơn. Do đó, bạn cần nắm được những sai lầm khi cấp cứu đột quỵ để có kiến thức xử lý khi chẳng may gặp phải.
Menu xem nhanh:
1. Tổng hợp những sai lầm trong sơ cấp cứu đột quỵ
1.1 Đánh giá những sai lầm khi cấp cứu người đột quỵ
Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm đòi hỏi thời gian xử lý nhanh chóng và các bước sơ cứu đúng cách. Bởi mỗi một phút trôi qua, tế bào não của người bệnh có thể chết dần, nếu cứu sống cũng có khả năng để lại di chứng.
Cấp cứu và thời gian đối với người đột quỵ là vô cùng quan trọng bởi chúng có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng của người bệnh và nếu không may có thể để lại những di chứng nặng nề suốt cuộc đời người bệnh.
Một số di chứng có thể khắc phục được tuy nhiên một số di chứng bệnh đột quỵ khó có thể chữa trị hoàn toàn như: tàn tật, ảnh hưởng tới thần kinh não, tử vong…
Có rất nhiều hành động khi cấp cứu người đột quỵ là nguyên nhân gây ra những tình trạng này.
1.2 Những sai lầm khi sơ cấp cứu người bệnh đột quỵ cần tránh
Để người bệnh ở nhà nghỉ ngơi chờ hồi phục
Thay vì lập tức đưa người bệnh đi cấp cứu, khi thấy bệnh nhân còn tỉnh táo nhiều người lựa chọn cho bệnh nhân nghỉ ngơi để cơ thể khỏe lại. Quan điểm này rất nguy hại bởi đột quỵ là bệnh cấp tính cần được can thiệp điều trị ngay.
Người bệnh hoàn toàn khó có thể phục hồi nếu như không được điều trị sớm thậm chí là thời gian càng kéo dài thì cơ hội sống của người bệnh đột quỵ càng giảm. Mỗi phút trôi qua, có khoảng 2 triệu tế bào thần kinh của người đột quỵ chết đi.
Cho người bệnh ăn hoặc uống
Nhiều người có thói quen cho bệnh nhân uống nước đường, nước chanh hoặc nước gừng để giảm triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, một trong những dấu hiệu đột quỵ điển hình đó là người bệnh sẽ cảm thấy khó nuốt, dị vật có thể mắc lại trong đường thở của người bệnh.
Hành động này rất nguy hiểm bởi có thể khiến bệnh nhân khó thở, nuốt khó, nghẹn, ho, sặc, suy hô hấp… nguy hiểm. Trường hợp nặng nhất bệnh nhân có thể tử vong vì dị vật đường thở.
Cho bệnh nhân uống thuốc hạ áp
Bệnh đột quỵ được chia thành nhồi máu não và xuất huyết não. Cả hai dạng này có triệu chứng tương tự nhưng triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não nếu uống thuốc hạ áp có thể thiếu máu não nghiêm trọng hơn.
Nếu bệnh nhân đột quỵ xuất huyết, uống thuốc hạ áp có thể khiến huyết áp giảm nhanh chóng tăng nguy cơ tử vong.
Do đó, đây là một cách sơ cứu phản khoa học cần lưu ý tránh.
Cắt lễ, bấm huyệt, xoa dầu, chích máu đầu ngón tay
Những cách sơ cứu dân gian này thường thì ít gây hại đến bệnh nhân đột quỵ nhưng có thể làm ảnh hưởng đến thời gian “vàng” cấp cứu đột quỵ.
Những hành động này thường không cần thiết và làm trễ thời gian sơ cứu, ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Tự đưa người bệnh đến nơi cấp cứu
Các bác sĩ khuyến cáo rằng cách tốt nhất để đưa người bệnh đột quỵ đi cấp cứu là xe cứu thương, do đó điều bạn cần làm là gọi ngay cho các cơ sở y tế. Bởi trong quá trình đưa người bệnh đến cơ sở y tế sẽ khó có thể đảm bảo được tính an toàn, đôi khi di chuyển quá nhanh hoặc quá mạnh có thể ảnh hưởng tới người đột quỵ.
Tuy nhiên, trường hợp cấp bách mà bạn cần đưa người bệnh đột quỵ đến bệnh viện thì cần liên hệ trước với bệnh viện để được hướng dẫn di chuyển an toàn và sắp xếp trước cơ sở y tế kịp thời khi đến viện.
Đặc biệt, người nhà tuyệt đối không đưa người bệnh đi cấp cứu bằng xe máy.
2. Sơ cấp cứu đúng cách cho người bệnh đột quỵ
Thời gian là yếu tố quan trọng trong cấp cứu cho bệnh nhân đột quỵ nên điều đầu tiên bạn cần nghĩ đến là gọi xe cấp cứu, bình tĩnh và theo dõi triệu chứng của người bệnh. Trong thời gian này, bạn cần hỏi thông tin cơ bản của bệnh nhân nếu họ còn tỉnh táo và đánh giá tình trạng của người bệnh thông qua: lời nói, cử động tay chân, cơ thể, da…
2.1 Trường hợp bệnh nhân còn ý thức
Bạn cần di chuyển người bệnh đến nơi thoáng mát nhẹ nhàng, đặt bệnh nhân nằm nghiêng với tư thế thoải mái. Sau đó nới lỏng quần áo của bệnh nhân, cởi nút áo và thắt lưng(nếu có).
Tiếp theo, bạn hãy đắp chăn cho bệnh nhân nếu lạnh và lấy hết những vật trong miệng có thể cản trở việc hít thở của bệnh nhân, đặc biệt là răng giả.
2.2 Trường hợp bệnh nhân đã mất ý thức
Bạn vẫn cần di chuyển bệnh nhân tới nơi thông thoáng để theo dõi bệnh nhân. Sau đó kiểm tra xem bệnh nhân có thở không, nếu không còn thở thì cần hô hấp nhân tạo và thao tác ép ngực để bệnh nhân thở trở lại.
Trường hợp bạn không thực hiện được hãy nhờ sự giúp đỡ của người biết cách thực hiện hoặc thông qua hướng dẫn của nhân viên y tế.
Bạn cần lưu ý những loại thuốc bệnh nhân sử dụng và tình trạng của bệnh nhân để nhân viên y tế có thể căn cứ vào đó đưa ra hướng xử lý nhanh và hiệu quả hơn.
Thời gian càng nhanh chóng và sơ cứu càng đúng cách thì tỷ lệ bệnh nhân gặp phải di chứng hoặc tử vong càng thấp, do đó bạn cần nắm bắt thời gian “vàng” 4 giờ đầu sau khi có biểu hiện đột quỵ ban đầu để sơ cứu.
Trên đây là những thông tin quan trọng về những sai lầm khi cấp cứu đột quỵ cần tránh và cách để sơ cấp cứu cho bệnh nhân đúng cách nhất. Hi vọng qua những kiến thức này bạn có thể nắm bắt được sơ lược cách để sơ cứu cho bệnh nhân và giảm những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh về sau.