Nhiệt miệng (hay lở miệng) là tình trạng phổ biến ở trẻ em, gây ra những vết loét đau rát trên niêm mạc miệng. Mặc dù không nguy hiểm nhưng nhiệt miệng có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc ăn uống và sinh hoạt của bé. Do đó, việc sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng cho bé là giải pháp hiệu quả để giảm đau, hỗ trợ lành vết loét và giúp bé thoải mái hơn.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về tình trạng nhiệt miệng ở trẻ
1.1. Nhận biết nhiệt miệng
Ở trẻ nhỏ, nhiệt miệng có thể không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc và bỏ ăn, bỏ bú. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cân nặng của trẻ bị giảm do ăn uống kém. Bởi vậy, cha mẹ cần phát hiện sớm và kịp thời điều trị nhiệt miệng cho trẻ.
Cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị nhiệt miệng thông qua các dấu hiệu như: Trẻ đột nhiên quấy khóc, chảy dãi nhiều, biếng ăn, hơi thở có mùi. Kiểm tra bề mặt niêm mạc miệng, cha mẹ dễ dàng phát hiện các vết loét màu trắng hoặc vàng nhạt. Xung quanh vết loét thường có viền đỏ, sưng tấy. Các vết loét này có thể mọc riêng lẻ hoặc xuất hiện thành từng đám.
Nếu không xử lý kịp thời, kích thước vết loét sẽ tăng dần, đồng thời khiến trẻ bị đau rát, khó chịu trong quá trình ăn uống và giao tiếp hàng ngày. Quá trình vệ sinh răng miệng cũng gặp nhiều khó khăn do kem đánh răng và bàn chải tiếp xúc trực tiếp với vết thương. Nguy hiểm hơn, nhiệt miệng kéo dài có thể gây ra một số bệnh lý về tai mũi họng, sốt ở trẻ nhỏ.
1.2. Các loại nhiệt miệng
Có thể chia tình trạng nhiệt miệng ở trẻ thành 3 loại khác nhau, dựa trên hình thái và kích thước vết loét.
– Nhiệt miệng vết lỡ nhỏ, phổ biến với các vết loét có kích thước từ 2mm – 8mm. Tình trạng này thường tự biến mất sau 15 ngày.
– Nhiệt miệng vết lỡ lớn là tình trạng khá nặng, kích thước các vết loét lên đến 1cm. Xung quanh xuất hiện đường viền nhô cao và thường cần rất nhiều thời gian để lành thương.
– Nhiệt miệng Herpes thường xuất hiện với các vết loét nhỏ gần nhau tạo thành một đám.
2. Cha mẹ đọc kỹ trước khi mua thuốc bôi nhiệt miệng cho bé
2.1. Lưu ý khi chọn thuốc bôi nhiệt miệng cho bé
Trên thực tế, nhiều trường hợp trẻ bị nhiệt miệng có thể tự khỏi sau một thời gian mà không cần sử dụng thuốc. Điều này phụ thuộc vào tình trạng ăn uống, số lượng vết loét, thời gian bị nhiệt và thể trạng của trẻ. Để xác định có cần sử dụng thuốc trị nhiệt miệng hay không thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Khi đã xác định sử dụng thuốc, cha mẹ nên lựa chọn các loại thuốc có thành phần lành tính, an toàn, đem lại hiệu quả cao. Hiện nay, trên thị trường đang bày bán nhiều loại thuốc Phù hợp với trẻ nhỏ, bao gồm cả trẻ dưới một tuổi.
Tốt nhất, cha mẹ nên mua thuốc ở những cửa hàng uy tín. Đồng thời, Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp với độ tuổi và tình trạng của bé. Nên nhớ rằng, không phải loại thuốc nào sử dụng cho người lớn cũng phù hợp với trẻ nhỏ.
2.2. Gợi ý các loại thuốc bôi nhiệt miệng cho bé
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc bôi nhiệt miệng cho bé với đa dạng thành phần và giá cả. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến và được nhiều người tin dùng:
– Kamistad Gel: Chứa lidocaine hydrochloride, giúp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả.
– Zytee RB Gel: Chứa choline salicylate và benzalkonium chloride, giúp giảm đau, sát khuẩn và kháng viêm.
– Bonjela: Chứa benzocaine, giúp giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng.
– Kenalog Orabase: Chứa triamcinolone acetonide, giúp giảm viêm và sưng tấy.
– Lysovazin: Chứa lysozyme, giúp sát khuẩn và kích thích tái tạo tế bào.
3. Lưu ý mà cha mẹ nên biết
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng cho bé, cha mẹ hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ trong suốt quá trình sử dụng thuốc. Nếu nhận thấy tình trạng nhiệt miệng không thuyên giảm, thậm chí nghiêm trọng hơn thì hãy dùng thuốc và đến gặp bác sĩ. Hãy dùng thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định. Trong số các dạng bào chế, thuốc bôi gel sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. Ngoài ra, quy cách đóng gói dạng tuýp đem lại sự thuận tiện và đảm bảo vệ sinh.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý bổ sung chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng của trẻ. Hãy cho trẻ ăn các loại đồ ăn lỏng để tránh bị đau. Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng góp phần thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Cho trẻ uống nước đầy đủ và vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn.
Trong quá trình sử dụng thuốc, cha mẹ tránh để thuốc chạm vào mắt hoặc các vùng da bị tổn thương khác. Ngoài ra, nếu bé có bất kỳ phản ứng dị ứng nào với thuốc, hãy ngừng sử dụng thuốc ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ.
4. Chủ động phòng nhiệt miệng cho trẻ
Để phòng ngừa nhiệt miệng ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe. Nhờ vậy có thể phát hiện sớm dấu hiệu bất thường ở sức khoẻ của con. Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý thêm một số điều sau đây:
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng các nhóm chất để tăng sức đề kháng ở trẻ. Mỗi độ tuổi cần một chế độ dinh dưỡng riêng. Vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi và tư vấn dinh dưỡng hợp lý.
– Cha mẹ nên Lựa chọn các dụng cụ hỗ trợ vệ sinh răng miệng phù hợp. Không nên chọn các dụng cụ hoặc khăn cứng, dày vì dễ gây tổn thương niêm mạc miệng của trẻ.
– Ở trẻ sơ sinh, các bé thường tò mò và có xu hướng Cảm nhận đồ vật bằng cách đưa chúng vào miệng. Vậy nên, cha mẹ hãy lựa chọn đồ chơi có chất liệu an toàn, không sắc nhọn, đồng thời vệ sinh thường xuyên để tránh gây tổn thương cho trẻ.
– Tùy theo từng độ tuổi, cha mẹ có thể cân nhắc bổ sung vitamin từ các loại trái cây tự nhiên cho trẻ.
Mọi thắc mắc trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh cho trẻ, cha mẹ có thể liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ sớm nhất!