Cầm máu kịp thời và đúng cách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong điều trị xuất huyết tiêu hóa. Vậy, cách cầm máu xuất huyết tiêu hóa như thế nào? Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Menu xem nhanh:
Xuất huyết tiêu hóa là gì?
Xuất huyết tiêu hoá là cấp cứu nội, ngoại khoa nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu như không được xứ trí kịp thời. Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng máu chảy ra khỏi các mạch máu nằm trong ống tiêu hoá với biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu và đi ngoài phân đen. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên nam thường bị nhiều hơn nữ và thường gặp nhiều vào lúc thời tiết chuyển mùa, sau cảm cúm, sau các sang chấn tâm lý mạnh hoặc dùng một số thuốc như aspirin, corticoit…
Nguyên nhân – triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa
Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa
- Loét dạ dày – tá tràng
- Xơ gan mất bù
- Do dùng thuốc
- Ung thư dạ dày…
Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa
- Nôn ra máu đỏ tươi, máu cục, máu màu nâu xâm, máu lẫn với thức ăn, dịch nhầy loãng…
- Đi ngoài phân đen, nát lỏng như bã cà phê, mùi thối khắm. Số lần đi 2-3 lần/ngày.
- Đau bụng dữ dội và đột ngột.
- Dấu hiệu mất máu: Vã mồ hôi, chân tay lạnh, niêm mạc nhợt nhạt, vật vã, giãy giụa, ngất xỉu, mạch nhỏ, huyết áp nhanh, thở nông, tiểu ít…
- Xét nghiệm máu thấy hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm, hematocrit giảm.
Cầm máu xuất huyết tiêu hóa như thế nào?
Cầm máu xuất huyết tiêu hóa như thế nào là quan tâm của rất nhiều người đặc biệt là những bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa và các nhân viên y tế trực tiếp chữa trị cho người bệnh. Vậy, cầm máu xuất huyết tiêu hóa như thế nào?
-Nguyên tắc điều trị: Tùy theo mức độ và nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa sẽ có phương án điều trị phù hợp. Cần đảm bảo những mục tiêu chung như: Chống chock, cầm máu, khôi phục lưu lượng tuần hoàn, điều trị theo nguyên nhân và triệu chứng.
-Điều trị cụ thể:
+ Cho bệnh nhân nằm nghỉ nơi yên tĩnh, thoáng mát, đầu không dùng gối nghiên về một bên.
+ Không nên thay đổi tư thế bệnh nhân nhiều.
+ Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, chất thải 1-3 giờ/lần.
+Nếu bệnh nhân bị chảy máu nặng cần cho bệnh nhân nhịn ăn trong 24 giờ.
+ Khi ngưng chảy máu có thể cho bệnh nhân uống sữa nguội, cháo, soup, mỳ, phờ…
+ Cho bệnh nhân dùng thuốc theo y lệnh của bác sĩ. Các thuốc thường được chỉ định gồm tinh chất hậu yên, vitamin K, hemocaprol…
+ Truyền máu cho người bệnh nếu tình trạng mất máu quá nhiều. Lưu ý, liều truyền đầu tiên ít nhất 300ml mới có hiệu lực cầm máu.
+ Đặt sonde Blakemore (trong chảy máu do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản).
+ Các can thiệp cầm máu qua nội soi…
Lưu ý: Trong quá trình điều trị xuất huyết tiêu hóa, người bệnh tuyệt đối không dùng long não, cafein, noradrenalin vì sẽ khiến tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn.