Cảm giác khi bị đột quỵ ra sao và cách xử trí

Tham vấn bác sĩ

Đột quỵ nằm trong top 3 những căn bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Nhiều người thắc mắc rằng không biết cảm giác khi bị đột quỵ như thế nào? Làm thế nào để nhận biết, xử trí và phòng tránh? Những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

1. Cảm giác khi bị đột quỵ sẽ như thế nào?

Đột quỵ là căn bệnh đặc trưng bởi tình trạng não bị tổn thương và hoại tử do thiếu máu cung cấp cho não hoặc vỡ mạch máu não. Khi đột quỵ xảy ra, tùy vào vị trí não bị tổn thương, mức độ tổn thương của cơ quan này, ảnh hưởng của phần não bị tổn thương đến các cơ quan trên cơ thể mà người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau.

Tuy nhiên đặc điểm chung của phần lớn các triệu chứng đột quỵ là đều xảy ra rất đột ngột và nghiêm trọng. Những cảm giác của người bệnh khi bị đột quỵ thường là:

1.1 Đau nhức đầu dữ dội

Nhiều trường hợp bị đột quỵ người bệnh đột nhiên đau đầu dữ dội rồi chìm vào hôn mê sâu mà không có bất cứ dấu hiệu gì trước đó.

Cảm giác khi bị đột quỵ như thế nào?

Người bị đột quỵ có thể cảm thấy đau đầu dữ dội.

1.2 Khó nói, khó diễn đạt, nói khó hiểu

Người bệnh đột nhiên không thể nói hoặc diễn tả điều mình muốn nói được. Âm thanh phát ra thường không rõ ràng, lắp bắp,…

1.3 Sụp mí, tê bì ở một bên mặt – Cảm giác khi bị đột quỵ thường gặp

Tổn thương não khiến các dây thần kinh phân bố trên mặt bị tác động, khiến mí mắt sụp xuống. Đồng thời người bệnh có cảm giác tê ở một bên mặt, gặp khó khăn trong việc cử động cơ mặt, miệng méo, nhân trung lệch.

1.4 Tê, yếu ở một bên cơ thể

Cảm giác tê, yếu chân tay cũng khá phổ biến ở những người bị đột quỵ. Người bệnh có thể đang đi lại, hoạt động bình thường nhưng bỗng nhiên cảm giác tê, yếu không còn sức sống và ngã quỵ.

1.5 Khó đi bộ hoặc giữ thăng bằng

Nếu vùng não điều khiển dây thần kinh vận động bị tổn thương, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc di chuyển hoặc giữ thăng bằng.

1.6 Khó nhìn bằng một hoặc cả hai mắt – Cảm giác khi bị đột quỵ chỉ người bệnh mới thấy

Người bệnh có thể đột nhiên bị giảm hoặc mất thị lực, khó nhìn, nhìn mờ so với bình thường. Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt. Đây là điều thường chỉ người bệnh mới cảm nhận được nên cần thông báo cho người nhà sớm để được đưa đi cấp cứu kịp thời.

Ngoài đau đầu, các triệu chứng khác của đột quỵ thường không gây cảm giác đau. Chính điều này có thể khiến nhiều người chủ quan và không kịp thời nhận ra nguy hiểm đang “rình rập” quanh mình. Nếu bạn cảm thấy sự khởi phát đột ngột hoặc rõ rệt một cách bất thường của các triệu chứng trên, hãy gọi cấp cứu hoặc hỗ trợ của người thân ngay lập tức.

2. Nhận biết người bị đột quỵ bằng cách nào?

F.A.S.T là một trong những “cung cụ” thường dùng giúp nhận biết đột quỵ ở một người nào đó. Nếu nghi ngờ ai đó có dấu hiệu bị đột quỵ, bạn có thể đánh giá theo quy tắc này, cụ thể như sau:

F (kí hiệu của FACE – Khuôn mặt): Người bệnh đột quỵ thường bị méo mặt, lệch nhân trung. Nếu nghi ngờ một người bị đột quỵ, hãy yêu cầu người đó mỉm cười, sau đó quan sát xem mặt của họ có bị xệ xuống hay không.
A (kí hiệu của ARMS – Cánh tay): Để kiểm tra sự linh hoạt của cánh tay, bạn có thể yêu cầu người đó giơ cả hai cánh tay lên. Trong các trường hợp bị đột quỵ, cánh tay của họ có thể bị mất kiểm soát, không giơ được lên cao hoặc không giữ lâu được mà buông thõng xuống ngay.
S (kí hiệu của SPEAKING – Khả năng nói): Khi được yêu cầu lặp lại một cụm từ đơn giản, nếu họ không nhắc lại được hoặc nói ngọng, giọng nói bất thường thì hãy lưu tâm.
T (kí hiệu của TIME – Thời gian): Gọi cấp cứu ngay nếu bạn quan sát thấy bất kỳ triệu chứng nào trong các dấu hiệu kể trên.

Đột quỵ biểu hiện ra sao?

Bị méo mặt, xệ mặt, lệch nhân trung khi cười là một trong những biểu hiện đột quỵ.

3. Xử trí khi bị đột quỵ hoặc gặp người đột quỵ

Nếu bạn cảm nhận được các dấu hiệu đột quỵ đang đến, hãy gọi cấp cứu hoặc báo ngay với người thân để được đưa đến bệnh viện sớm nhất.

Trường hợp gặp người có các biểu hiện đột quỵ, hãy nhanh chóng gọi cấp cứu và thực hiện các biện pháp sơ cứu tại chỗ:
– Nếu người bệnh tỉnh táo thì đặt bệnh nhân nằm thoải mái trên mặt phẳng, nới lỏng quần áo.
– Nếu bệnh nhân lơ mơ, buồn nôn thì cho người bệnh nằm nghiêng, móc hết đờm dãi, giúp thông thoáng đường thở, tránh nôn sặc.
– Nếu bệnh nhân co giật, cho người bệnh ngậm một chiếc đũa quấn vải xung quanh, tránh cắn vào lưỡi.
– Nếu bệnh nhân ngừng thở, cần hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân.

4. Phòng tránh đột quỵ như thế nào?

Để phòng tránh đột quỵ xảy ra, mỗi người cần thực hiện lối sống lành mạnh, ăn ít muối, đường, hạn chế tiêu thụ mỡ, nội tạng động vật,… bổ sung rau xanh, trái cây; không hút thuốc lá, không uống rượu bia nhiều; tập thể dục thường xuyên; tránh căng thẳng.

Nếu đã có sẵn các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh hiệu quả, ngăn biến chứng đột quỵ.

Đặc biệt, nên tầm soát đột quỵ sớm để phát hiện kịp thời các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ như dấu hiệu các bệnh lý thần kinh, tim mạch, tiểu đường, huyết áp, những sai lầm trong lối sống,…

Cách phòng tránh đột quỵ

Đột quỵ có thể được dự phòng nếu tầm soát sớm các yếu tố nguy cơ.

Nếu có nhu cầu thăm khám, người bệnh vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital