Răng khôn bắt đầu hình thành từ năm ta 10 tuổi. Sau đó, chúng sẽ mọc lên ở giai đoạn 17 – 25 tuổi. Hầu hết người lớn có 4 răng khôn, tuy nhiên, răng khôn lại dễ bị nhiễm trùng, viêm… Để hiểu hơn về răng khôn và cách xử lý răng khôn, ta có thể tham khảo những thông tin dưới đây:
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu chung về răng khôn
1.1 Thế nào là răng khôn?
Răng khôn là răng mọc cuối cùng. Loại răng này thường xuất hiện ở tuổi thiếu niên hoặc đầu tuổi hai mươi. Răng khôn giữ vai trò quan trọng trong sự gắn kết của nướu răng. Tuy nhiên, răng khôn mọc lệch có thể gây tổn thương cho các răng bên cạnh, cho dây thần kinh hay xương hàm, trong trường hợp đe dọa sức khỏe thì cần phải nhổ bỏ. Hầu hết người lớn có 4 răng khôn tuy nhiên cũng có người có ít hoặc nhiều hơn, được gọi là răng dư (răng thừa).
1.2 Vai trò của răng khôn
Khi nhắc tới răng khôn, người ta thường nghĩ ngay cảm giác đau đớn và khó chịu. Do đó, đa phần mọi người đã quên loại răng này cũng có vai trò nhất định:
– Răng khôn tham gia và củng cố thêm chức năng ăn nhai của cung hàm. Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng giống như những răng bình thường, chức năng nhai của hàm răng sẽ tốt hơn. Cũng nhờ có răng khôn,hàm răng sẽ trở nên khỏe mạnh hơn.
– Răng khôn giúp lấp đầy cung hàm đối với những người cần niềng răng. Cụ thể, như một người bị mất đi răng số 6 trong khi răng khôn mọc lên thuận lợi. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành kéo răng từ sau tiến về trước. Lúc này chiếc răng số 7 sẽ thay cho vị trí răng số 6 và răng khôn sẽ thay thế vị trí răng số 7.
3. Tại sao mọc răng khôn lại đau?
3.1 Khi mới mọc
Răng khôn trong giai đoạn bắt đầu mọc sẽ cần đâm xuyên qua nướu. Do vậy, những người mọc răng khôn sẽ phải trải qua cơn đau dữ dội. Ngoài ra, răng khôn là răng hàm mọc trong cùng và sau cùng. Vậy nên, việc răng không có đủ chỗ mọc là điều dễ xảy ra. Từ đó, răng sẽ dễ bị mọc chen lấn, chèn ép các răng bên cạnh.
3.2 Răng khôn bị sâu
Răng khôn mọc lên sẽ khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Lâu ngày, vi khuẩn sẽ tích tụ, tấn công gây nên sâu răng. Người bị sâu răng khôn sẽ phải chịu những cơn đau nhức nghiêm trọng. Thậm chí những răng cối, răng xung quanh cũng sẽ bị ảnh hưởng.
3.3 Khi răng mọc thẳng
Khi răng khôn mọc thẳng, ngay hàng, tình trạng đau đớn cũng sẽ được giảm bớt. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa vị trí răng khôn sẽ không bị đau. Khi răng khôn mọc, răng sẽ cần đâm xuyên qua lợi gây cảm giác đau đớn. Bên cạnh đó, tình trạng viêm lợi trùm trong quá trình mọc răng khôn là khó tránh khỏi. Khi ấy, phần lợi sẽ sưng, trùm răng và không ôm chặt. Giai đoạn này nếu bệnh nhân không chú ý tới vệ sinh và chăm sóc cẩn thận sẽ dễ xảy ra những biến chứng.
4. Những vấn đề răng khôn gây ra
Sau đây là một số biến chứng có thể xảy ra khi mọc răng khôn:
4.1 U nang xương hàm
Tình trạng răng khôn mọc lệch sẽ khiến răng đâm vào phần răng bên cạnh. Từ đó dẫn tới tiêu ngót chân răng và thoái hóa trở thành u nang. Những u nang bệnh lý này nằm trong xương hàm nếu không được điều trị đúng cách sẽ ngày càng phát triển. Chúng có thể gây hỏng răng, hỏng xương hàm của người bệnh.
4.2 Nhiễm khuẩn và viêm lợi
Vị trí răng bị mọc lệch sẽ gây sưng đau. Cùng với đó là tình trạng dễ bị nhiễm khuẩn răng miệng. Nếu người bệnh không thực hiện chế độ vệ sinh răng miệng đảm bảo sẽ khiến thức ăn tồn đọng lại. Vi khuẩn từ đó sẽ hình thành, phát triển dẫn tới nhiễm trùng. Lâu ngày, khi tình trạng bệnh nặng hơn, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng máu dẫn tới tử vong.
4.3 Răng sâu
Một ảnh hưởng thường gặp nữa chính là bệnh sâu răng. Răng khôn khi mọc lệch sẽ làm tổn thương cả những răng bên cạnh. Chúng khiến quá trình vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sâu răng xâm nhập và tấn công. Khi lỗ sâu răng càng to, cấu trúc răng quai hàm sẽ bị phá hủy. Nguy cơ lan rộng sang những răng khác ngày càng cao.
4.4 Dây thần kinh bị ảnh hưởng
Cảm giác đau đớn mà răng khôn gây nên một phần là do sự ảnh hưởng tới các dây thần kinh ở mặt. Cho tới nay đã có nhiều trường hợp bệnh nhân bị sưng đau răng khôn dẫn tới mất hoặc giảm cảm giác ở vùng da, môi, … Đây được gọi là hội chứng giao cảm, một trong những biến chứng thần kinh thường thấy. Nguyên nhân của chúng chính là răng khôn mọc lệch với các triệu chứng như phù, đau một bên mặt, quanh ổ mắt bị đỏ, …
5. Những cách xử lý răng khôn
Nhiều người nói rằng nhổ răng khôn là việc ai cũng phải trải nghiệm trong đời. Thế nhưng trên thực tế, không phải lúc nào xử lý răng khôn cũng cần phải nhổ bỏ.
Những trường hợp răng khôn cần nhổ bỏ:
– Răng khôn bị mọc lệch, mọc ngầm dẫn tới nhiễm trùng, khít hàm, viêm sưng, … Điều này sẽ ảnh hưởng tới các răng lân cận.
– Răng khôn mọc lệch gây sự cản trở tới quá trình ăn nhai thức ăn.
– Răng khôn mọc thẳng và có đủ chỗ. Thế nhưng, răng khôn vừa mọc không có chiếc răng đối diện. Việc này sẽ làm mất sự ăn khớp, thức ăn bị nhồi nhét gây tình trạng loét nướu hàm.
– Răng khôn được nhổ theo yêu cầu để thực hiện chỉnh nha hoặc phục hình răng.
Những trường hợp xử lý răng khôn không cần nhổ bỏ:
– Răng khôn mọc thẳng và không gây bất kì biến chứng khó chịu nào.
– Bệnh nhân mắc phải những bệnh lý như tiểu đường, rối loạn đông máu, tim mạch, …
Vừa rồi chúng ta đã cùng tìm hiểu về răng khôn cũng như những thông tin xoay quanh loại răng này. Qua bài viết, hy vọng mỗi người đã nhận được những thông tin cần thiết để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe răng miệng của bản thân. Nhổ răng khôn không phải thủ thuật nha khoa quá phức tạp. Tuy nhiên, người bệnh lưu ý quá trình này vẫn cần được thực hiện ở những cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn, hiệu quả.